Ngày nay, với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin đã mang lại nhiều cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động của quản trị quốc gia và thực thi công lý trên thế giới. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự biến đổi không ngừng của công nghệ số đã và đang tạo điều kiện thuận lợi, làm thay đổi các hoạt động của Tòa án: Từ cung cấp dịch vụ hành chính tư pháp trực tuyến; tống đạt điện tử; cung cấp, tiếp nhận chứng cứ điện tử, trực tuyến… đến xét xử trực tuyến đều được các quốc gia này thực hiện một cách thường xuyên và dần thay thế hoạt động tố tụng truyền thống. Thời gian vừa qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp. Trong đợt dịch bùng phát lần thứ tư trên cả nước, một số tỉnh, thành phố phải tái áp dụng biện pháp cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Để thích ứng với trạng thái bình thường mới, đòi hỏi phải đổi mới phương thức quản trị quốc gia. Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển xã hội số, kinh tế số là giải pháp hiệu quả hiện nay. Theo đó, Quốc hội, Chính phủ cũng phải tổ chức họp và điều hành một số hoạt động của mình qua phương thức trực tuyến. Tòa án tất yếu áp dụng xét xử trực tuyến nhằm khẩn trương đưa các vụ án ra xét xử theo đúng thời hạn luật định, kịp thời bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân, ổn định trật tự an toàn xã hội và bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh. Nghiên cứu pháp luật hiện hành cho thấy, các đạo luật về tố tụng tư pháp đã có một số quy định về tố tụng điện tử, tố tụng trực tuyến, tạo cơ sở bước đầu cho việc tổ chức phiên tòa trực tuyến. Một số Tòa án khi tổ chức phiên tòa hình sự xét xử vụ án xâm hại tình dục, vụ án tham nhũng và một số vụ án khác có nhiều người tham gia tố tụng đã cho luật sư, bị hại, người làm chứng… tham gia phiên tòa tại phòng khác với sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử.
Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, ngày 12/11/2021, Quốc hội đã biểu quyết thống nhất ban hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến (Nghị quyết số 33/2021/QH15). Sự ra đời của Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến đã giúp cho hoạt động xét xử nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự, tổ chức và cá nhân có liên quan; tạo cơ chế thuận lợi để bị can, bị cáo, đương sự, tổ chức và cá nhân tham gia phiên tòa; giảm thiểu thời gian cho người dân, cơ quan, tổ chức khi tham gia phiên tòa, từ tiết kiệm chi phí xã hội; nâng cao hơn nữa hiệu quả năng lực hoạt động của Tòa án, bảo đảm từng bước chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp xu thế quốc tế, là bước đi cần thiết cho việc xây dựng Tòa án điện tử.
Theo quy định của Nghị quyết số 33/2021/QH15 thì phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.
Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, trừ các trường hợp sau đây: Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước; vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017; vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI Bộ luật Hình sự, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.
1. Quy định Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước là một trong các điểm cầu của phiên tòa trực tuyến
Thực hiện Nghị quyết số 33/2021/QH15, ngày 15/12/2021, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký kết Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến (Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP). Việc ban hành Thông tư liên tịch này nhằm mục đích ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay. Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP có một số quy định về hoạt động trợ giúp pháp lý như sau:
- Về xem xét, quyết định mở phiên tòa trực tuyến: Đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường thì trong thời hạn chậm nhất 07 ngày, trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải xem xét: Đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà có đương sự, bị hại tham gia tố tụng nhận là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và không đủ điều kiện kỹ thuật, công nghệ tham gia phiên tòa trực tuyến thì Tòa án giải thích cho đương sự, bị hại biết họ có quyền đề nghị Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước xem xét, thụ lý vụ việc và hỗ trợ việc tham gia phiên tòa trực tuyến đồng thời thông báo cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước biết để liên hệ.
- Về trách nhiệm của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước: Trường hợp vụ án hình sự, dân sự, hành chính có đương sự, bị hại là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước phải bảo đảm điều kiện kỹ thuật, công nghệ, không gian tổ chức và có văn bản đề nghị Tòa án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần do Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước bố trí. Văn bản đề nghị Tòa án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần do Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước bố trí phải được gửi ngay cho Tòa án sau khi có đề nghị của đương sự, bị hại. Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước phối hợp với Tòa án đặt điểm cầu thành phần tại điểm cầu do Trung tâm bố trí.
- Về thành phần tham gia điểm cầu: Đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà điểm cầu thành phần được đặt tại nơi đương sự hoặc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước lựa chọn được Tòa án chấp nhận thì thành phần tham gia gồm: Người tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có).
- Về phối hợp chuẩn bị phiên tòa trực tuyến: Đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà điểm cầu thành phần đặt tại nơi đương sự hoặc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước lựa chọn được Tòa án chấp nhận thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ án chủ động yêu cầu người tham gia tố tụng hoặc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước phối hợp kiểm tra kỹ thuật, chất lượng tín hiệu hình ảnh, âm thanh của hệ thống trực tuyến và kết nối xong chậm nhất 01 giờ trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến…
2. Đề xuất nhằm triển khai hiệu quả phiên tòa trực tuyến khi có người được trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng
Với quy định về đặt điểm cầu tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước sẽ giúp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người bị hại, đương sự là người được trợ giúp pháp lý thuận lợi trong việc tham gia phiên tòa trực tuyến, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Để Nghị quyết số 33/2021/QH15 và Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP được thực thi hiệu quả, đặc biệt là các phiên tòa trực tuyến có người được trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, bố trí kinh phí, cơ sở vật chất cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước để trang bị kịp thời các thiết bị cho việc triển khai phiên tòa trực tuyến.
- Tổ chức tập huấn cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, viên chức Trung tâm Trợ giúp pháp lý các kỹ năng về công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu thực hiện phiên tòa trực tuyến.
- Tăng cường sự phối hợp giữa Tòa án nhân dân và Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trong việc tổ chức thực hiện phiên tòa trực tuyến (trước, trong và sau tổ chức phiên toàn trực tuyến).
Để thích ứng với trạng thái bình thường mới, đòi hỏi phải đổi mới phương thức quản trị quốc gia. Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển xã hội số, kinh tế số là giải pháp hiệu quả hiện nay. Theo đó, Quốc hội, Chính phủ cũng phải tổ chức họp và điều hành một số hoạt động của mình qua phương thức trực tuyến. Tòa án tất yếu áp dụng xét xử trực tuyến nhằm khẩn trương đưa các vụ án ra xét xử theo đúng thời hạn luật định, kịp thời bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân, ổn định trật tự an toàn xã hội và bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh. Nghiên cứu pháp luật hiện hành cho thấy, các đạo luật về tố tụng tư pháp đã có một số quy định về tố tụng điện tử, tố tụng trực tuyến, tạo cơ sở bước đầu cho việc tổ chức phiên tòa trực tuyến. Một số Tòa án khi tổ chức phiên tòa hình sự xét xử vụ án xâm hại tình dục, vụ án tham nhũng và một số vụ án khác có nhiều người tham gia tố tụng đã cho luật sư, bị hại, người làm chứng… tham gia phiên tòa tại phòng khác với sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử.
Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, ngày 12/11/2021, Quốc hội đã biểu quyết thống nhất ban hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến (Nghị quyết số 33/2021/QH15). Sự ra đời của Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến đã giúp cho hoạt động xét xử nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự, tổ chức và cá nhân có liên quan; tạo cơ chế thuận lợi để bị can, bị cáo, đương sự, tổ chức và cá nhân tham gia phiên tòa; giảm thiểu thời gian cho người dân, cơ quan, tổ chức khi tham gia phiên tòa, từ tiết kiệm chi phí xã hội; nâng cao hơn nữa hiệu quả năng lực hoạt động của Tòa án, bảo đảm từng bước chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp xu thế quốc tế, là bước đi cần thiết cho việc xây dựng Tòa án điện tử.
Theo quy định của Nghị quyết số 33/2021/QH15 thì phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.
Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, trừ các trường hợp sau đây: Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước; vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017; vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI Bộ luật Hình sự, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.
1. Quy định Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước là một trong các điểm cầu của phiên tòa trực tuyến
Thực hiện Nghị quyết số 33/2021/QH15, ngày 15/12/2021, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký kết Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến (Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP). Việc ban hành Thông tư liên tịch này nhằm mục đích ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay. Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP có một số quy định về hoạt động trợ giúp pháp lý như sau:
- Về xem xét, quyết định mở phiên tòa trực tuyến: Đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường thì trong thời hạn chậm nhất 07 ngày, trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải xem xét: Đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà có đương sự, bị hại tham gia tố tụng nhận là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và không đủ điều kiện kỹ thuật, công nghệ tham gia phiên tòa trực tuyến thì Tòa án giải thích cho đương sự, bị hại biết họ có quyền đề nghị Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước xem xét, thụ lý vụ việc và hỗ trợ việc tham gia phiên tòa trực tuyến đồng thời thông báo cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước biết để liên hệ.
- Về trách nhiệm của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước: Trường hợp vụ án hình sự, dân sự, hành chính có đương sự, bị hại là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước phải bảo đảm điều kiện kỹ thuật, công nghệ, không gian tổ chức và có văn bản đề nghị Tòa án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần do Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước bố trí. Văn bản đề nghị Tòa án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần do Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước bố trí phải được gửi ngay cho Tòa án sau khi có đề nghị của đương sự, bị hại. Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước phối hợp với Tòa án đặt điểm cầu thành phần tại điểm cầu do Trung tâm bố trí.
- Về thành phần tham gia điểm cầu: Đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà điểm cầu thành phần được đặt tại nơi đương sự hoặc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước lựa chọn được Tòa án chấp nhận thì thành phần tham gia gồm: Người tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có).
- Về phối hợp chuẩn bị phiên tòa trực tuyến: Đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà điểm cầu thành phần đặt tại nơi đương sự hoặc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước lựa chọn được Tòa án chấp nhận thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ án chủ động yêu cầu người tham gia tố tụng hoặc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước phối hợp kiểm tra kỹ thuật, chất lượng tín hiệu hình ảnh, âm thanh của hệ thống trực tuyến và kết nối xong chậm nhất 01 giờ trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến…
2. Đề xuất nhằm triển khai hiệu quả phiên tòa trực tuyến khi có người được trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng
Với quy định về đặt điểm cầu tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước sẽ giúp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người bị hại, đương sự là người được trợ giúp pháp lý thuận lợi trong việc tham gia phiên tòa trực tuyến, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Để Nghị quyết số 33/2021/QH15 và Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP được thực thi hiệu quả, đặc biệt là các phiên tòa trực tuyến có người được trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, bố trí kinh phí, cơ sở vật chất cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước để trang bị kịp thời các thiết bị cho việc triển khai phiên tòa trực tuyến.
- Tổ chức tập huấn cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, viên chức Trung tâm Trợ giúp pháp lý các kỹ năng về công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu thực hiện phiên tòa trực tuyến.
- Tăng cường sự phối hợp giữa Tòa án nhân dân và Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trong việc tổ chức thực hiện phiên tòa trực tuyến (trước, trong và sau tổ chức phiên toàn trực tuyến).
ThS. Trịnh Thị Thanh
Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp
Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp