Hòa giải ở cơ sở là phương thức giải quyết tranh chấp được hình thành từ rất sớm trong lịch sử Việt Nam, xuất phát từ truyền thống giàu lòng nhân văn, tinh thần đoàn kết, hòa hiếu của dân tộc Việt Nam. Công tác hòa giải ở cơ sở không chỉ trực tiếp giải quyết những vụ việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân mà còn hàn gắn, khôi phục tình cảm giữa các bên tranh chấp, qua đó giữ gìn tình làng nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm ở cơ sở.
Vận dụng lý thuyết của dân vận trong công tác hòa giải ở cơ sở chính là việc tổ chức thực hiện, tuyên truyền, vận động nhân dân, theo dõi, đôn đốc, giúp người dân giải quyết những khó khăn, vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh, hướng tới mục tiêu đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, công tác dân vận, đặc biệt là “dân vận khéo” có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Bài viết: Gắn “dân vận khéo” vào hoạt động hòa giải để nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở của tác giả Hồ Thị Nga gồm những nội dung chính sau: (i) “Dân vận khéo” góp phần vào sự thành công cho công tác hòa giải ở cơ sở; (ii) Thực trạng thực hiện công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; (iii) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở thông qua việc thực hiện “dân vận khéo”.
Bài viết được đăng trên ấn phẩm 200 trang “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Gắn “Dân vận khéo” vào hoạt động hòa giải để nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở
Hòa giải ở cơ sở là phương thức giải quyết tranh chấp được hình thành từ rất sớm trong lịch sử Việt Nam, xuất phát từ truyền thống giàu lòng nhân văn, tinh thần đoàn kết, hòa hiếu của dân tộc Việt Nam.
Quỳnh Vũ