Ở Việt Nam hiện nay, chưa có cơ sở đào tạo thực hiện việc đào tạo hòa giải viên ở cơ sở. Hòa giải viên ở cơ sở của chúng ta hiện nay gồm nhiều thành phần, trình độ, năng lực khác nhau, được hình thành từ rất nhiều nguồn tại cơ sở (Chi bộ Đảng, Ban công tác Mặt trận, các chi Hội: Người cao tuổi, Cựu chiến binh, Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên, các chức sắc, chức việc tôn giáo...), chưa có ai được đào tạo về hòa giải ở cơ sở mà chỉ được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải ở cơ sở thông qua một số hình thức như: Tập huấn, cung cấp tài liệu, các hội thi hòa giải viên giỏi, hội nghị, hội thảo, giao lưu trao đổi kinh nghiệm về hòa giải…
Do vậy, để bảo đảm sát thực tế hơn, trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước ta cần phải có giải pháp để huy động nguồn nhân lực được đào tạo, có kinh nghiệm về giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp tham gia hòa giải ở cơ sở, củng cố đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.
Bài viết “Giải pháp huy động nguồn nhân lực được đào tạo có kinh nghiệm về giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp tham gia công tác hòa giải ở cơ sở” của tác giả Uông Ngọc Thuẩn đã đi sâu phân tích 02 nội dung chính: (i) Sự cần thiết huy động nguồn nhân lực được đào tạo, có kinh nghiệm về giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp tham gia hòa giải ở cơ sở, củng cố đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở; (ii) Giải pháp huy động nguồn nhân lực được đào tạo, có kinh nghiệm về giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp tham gia hòa giải ở cơ sở, củng cố đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.
Bài viết được đăng trên ấn phẩm 200 trang “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Giải pháp huy động nguồn nhân lực được đào tạo, có kinh nghiệm về giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp tham gia công tác hòa giải ở cơ sở
Ở Việt Nam hiện nay, chưa có cơ sở đào tạo thực hiện việc đào tạo hòa giải viên ở cơ sở. Hòa giải viên ở cơ sở của chúng ta hiện nay gồm nhiều thành phần, trình độ, năng lực khác nhau, được hình thành từ rất nhiều nguồn tại cơ sở
Quỳnh Vũ