Để tăng cường tiếp cận thông tin dự thảo chính sách, pháp luật cho các doanh nghiệp, một số giải pháp được đề xuất như sau: Tổ chức diễn đàn, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức đối thoại; đẩy mạnh truyền thông qua các phương tiện báo chí, truyền thông mạng, truyền thông, lấy ý kiến doanh nghiệp; truyền thông thông qua sự phản hồi tích cực của cơ quan soạn thảo.
Đây là nội dung được nêu lên trong bài viết “Giải pháp tăng cường tiếp cận thông tin dự thảo chính sách, pháp luật cho các doanh nghiệp Việt Nam” tại ấn phẩm 200 trang “Công tác truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, xuất bản quý IV năm 2024. Bài viết khẳng định, việc thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027” là bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác xây dựng pháp luật với công tác tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; tạo cơ chế, điều kiện để người dân, tổ chức, doanh nghiệp góp ý, phản biện trong quá trình đề xuất chính sách, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, tăng cường dân chủ, phát huy quyền con người, quyền công dân trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu chi tiết nội dung bài viết tại file đính kèm: