Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật trong nhà trường nói riêng vẫn còn một số hạn chế, bất cập: Mục tiêu kiến thức đề ra cao, nội dung còn nặng về lý thuyết, khô khan, thiếu kỹ năng thực hành, vận dụng trong thực tế. Nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, sinh viên về vị trí, vai trò của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường còn chưa đầy đủ, toàn diện, chưa được coi trọng đúng mức; cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường còn chưa phát huy được hiểu quả, chưa huy động được nguồn lực trong xã hội tham gia...
Những nội dung trên đã được Tiến sỹ Lê Thị Kim Dung đề cập trong bài viết: “Giáo dục pháp luật trong nhà trường những kết quả đạt được và vấn đề mới đặt ra”. Bạn đọc có thể xem toàn bộ nội dung của bài viết đã được đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về “Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”, tháng 03/2015.
Việt Tiến