Trong mối quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì bên phải bồi thường luôn là Nhà nước và bên yêu cầu bồi thường là cá nhân, tổ chức, do đó, để các quy định của Luật đi vào cuộc sống, quá trình tổ chức thi hành cần phải có cơ chế phù hợp nhằm góp phần bảo vệ và tạo thế cân bằng giữa cá nhân, tổ chức bị thiệt hại - bên luôn được coi là yếu thế so với một bên là Nhà nước với đầy đủ quyền lực. Trong thực tế, nhiều trường hợp người bị thiệt hại không biết hoặc biết nhưng thực hiện chưa đầy đủ các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước được ra đời nhằm hướng đến mục tiêu bảo đảm tốt nhất quyền yêu cầu bồi thường nhà nước của người bị thiệt hại, đồng thời bảo đảm các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được thực hiện nghiêm minh. Thông qua bài viết, tác giả đã nêu quá trình phát triển của các quy định, vai trò của công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước, đồng thời chỉ ra được một số hạn chế, vướng mắc qua thực tiễn công tác và đưa ra những giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác này.
Ngày 18/6/2009, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật năm 2009) được thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010. Luật năm 2009 ra đời nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi họ phải gánh chịu thiệt hại từ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong mối quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì bên phải bồi thường luôn là Nhà nước và bên yêu cầu bồi thường là cá nhân, tổ chức, do đó, để các quy định của Luật đi vào cuộc sống, quá trình tổ chức thi hành cần phải có cơ chế phù hợp nhằm góp phần bảo vệ và tạo thế cân bằng giữa cá nhân, tổ chức bị thiệt hại - bên luôn được coi là yếu thế so với một bên là Nhà nước với đầy đủ quyền lực. Mặt khác, trong thực tế, nhiều trường hợp người bị thiệt hại không biết hoặc biết nhưng thực hiện chưa đầy đủ các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước được ra đời nhằm hướng đến mục tiêu bảo đảm tốt nhất quyền yêu cầu bồi thường nhà nước của người bị thiệt hại, đồng thời bảo đảm các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được thực hiện nghiêm minh.
1. Quá trình phát triển của các quy định về công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước
Lần đầu tiên, chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được ghi nhận một cách đầy đủ và toàn diện ở tầm văn bản luật là tại Luật năm 2009. Tuy nhiên, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước (trước đây là nhiệm vụ cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường) chưa được Luật quy định cụ thể mà chỉ được hướng dẫn tại một số văn bản dưới luật[1].
Kết quả triển khai thi hành Luật năm 2009 đã khẳng định, nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc giúp cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường, bảo đảm sự chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Trên cơ sở đó, để nhiệm vụ này được thực hiện hiệu quả hơn, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 (Luật năm 2017) đã bổ sung, quy định cụ thể nhiệm vụ này vào nhóm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước mà Bộ Tư pháp (ở trung ương) có nhiệm vụ giúp Chính phủ thực hiện (quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 73 Luật năm 2017) và Sở Tư pháp (ở địa phương) có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện (quy định tại điểm c khoản 3 Điều 73 Luật năm 2017). Để cụ thể hóa quy định này của Luật năm 2017, ngày 10/12/2019, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BTP quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước (Thông tư số 09/2019/TT-BTP). Đây là lần đầu tiên, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước được quy định bởi một văn bản quy phạm pháp luật riêng.
Thông tư số 09/2019/TT-BTP có 04 chương và 17 điều, gồm một số nội dung cơ bản như: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc hỗ trợ, hướng dẫn và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; nội dung và trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; cách thức hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
2. Vai trò của công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước
Kể từ thời điểm Thông tư số 09/2019/TT-BTP được ban hành, vai trò của hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước được nâng cao rõ rệt và thể hiện rõ là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước phải thực hiện, cụ thể:
Thứ nhất, hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước là cơ chế bảo đảm thực hiện hiệu quả chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nói chung và trong việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói riêng. Đây là hoạt động phi thương mại, dịch vụ công, không thu phí, phục vụ cho người dân, góp phần bảo đảm thực hiện hiệu quả cơ chế bồi thường của Nhà nước trên thực tế. Điều này phù hợp, thống nhất với quy định về việc người bị thiệt hại không phải nộp các loại phí, lệ phí, án phí, thuế đối với các nội dung yêu cầu bồi thường và số tiền được Nhà nước bồi thường (Điều 76 Luật năm 2017).
Thứ hai, trong mối quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì bên phải bồi thường luôn là Nhà nước và bên yêu cầu bồi thường là cá nhân, tổ chức - bên luôn được coi là yếu thế với tâm lý ngại đương đầu với cơ quan công quyền, chưa hiểu hoặc chưa thực sự tin tưởng vào cơ chế bồi thường nhà nước. Do đó, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước giúp cho người bị thiệt hại bảo đảm đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
Thứ ba, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước là một hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có tính chất đặc biệt. Công tác này đã giúp cho người bị thiệt hại nâng cao hiểu biết pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói chung và thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước nói riêng.
Thứ tư, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước là một kênh thông tin để cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước nắm bắt tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trên thực tế. Thông qua hoạt động này, có thể phát hiện những vướng mắc, bất cập từ các quy định của pháp luật, cũng như những khó khăn gặp phải trong quá trình tổ chức triển khai thi hành Luật, từ đó có đề xuất, kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu hoàn thiện thể chế, có các giải pháp để nâng cao hiệu quả thi hành Luật.
3. Đánh giá chung về công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước trong thời gian qua
3.1. Về kết quả đạt được
Trong gần10 năm hoạt động, Cục Bồi thường nhà nước đã tiếp nhận 399 lượt đơn thư của 226 trường hợp đề nghị cung cấp thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; đã ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành 338 văn bản hướng dẫn, hỗ trợ, trong đó, số công văn hướng dẫn, hỗ trợ là 254 văn bản, chuyển đơn là 84 lượt văn bản. Tỷ lệ yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường phát sinh nhiều nhất trong lĩnh vực tố tụng với 90/226 vụ việc (chiếm tỷ lệ 39,82%), số vụ việc phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính là 77/226 vụ việc (chiếm tỷ lệ 34,07%), lĩnh vực thi hành án là 41/226 vụ việc (chiếm tỷ lệ 18,14 %) và 18/226 vụ việc không thuộc phạm vi (chiếm tỷ lệ 7,96%). Bên cạnh đó, Cục đã thực hiện hỗ trợ cho 62 lượt người bị thiệt hại tại các địa phương.
Hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại của Cục Bồi thường nhà nước đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, đồng thời nâng cao chất lượng công vụ của đội ngũ công chức, tạo niềm tin trong nhân dân và xã hội.
3.2. Một số hạn chế, vướng mắc
Có thể khẳng định, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường được thực hiện tương đối ổn định và hiệu quả trong thời gian qua, phù hợp trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác, tổ chức hoạt động vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, cụ thể như sau:
- Việc hướng dẫn, hỗ trợ người bị thiệt hại chỉ được thực hiện khi có yêu cầu, do đó, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, chưa phát huy rõ nét vai trò của công tác này trong nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
- Vụ việc yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn thời gian qua chưa phản ánh đúng tình hình yêu cầu bồi thường cũng như nhu cầu cần được hỗ trợ, hướng dẫn trên thực tế. Nhiều cá nhân, tổ chức bị thiệt hại chưa biết đến quyền được hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường của Cục Bồi thường nhà nước.
- Công tác phối hợp giữa Cục với các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các bộ, ngành trong việc trả lời đơn thư của người bị thiệt hại nhiều khi còn chưa kịp thời, chưa hiệu quả.
- Chưa có quy định về cơ chế tài chính riêng cho hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước. Do đó, nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn còn hạn chế, phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm, đặc biệt hoàn toàn phụ thuộc nguồn kinh phí không thường xuyên.
4. Giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước trong bối cảnh hiện nay
Để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường, trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước cần tập trung vào thực hiện một số giải pháp sau:
(i) Trước hết, cần tiếp tục khẳng định vai trò của công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước trong việc góp phần bảo đảm thực hiện hiệu quả sự tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm vai trò của công tác này trong danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc Ngành Tư pháp trong thời gian tới.
(ii) Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan, đặc biệt là các đơn vị, tổ chức có chức năng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý nhằm thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
(iii) Nêu cao vai trò chủ đạo của Cục Bồi thường nhà nước trong việc tăng cường bồi dưỡng năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường từ trung ương đến địa phương.
(iv) Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói chung và công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nói riêng; tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
(v) Nghiên cứu đổi mới hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn để đáp ứng hiệu quả việc triển khai thi hành Luật, gắn với tinh giản tổ chức, bộ máy và biên chế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tiến tới phát triển công tác này theo hướng xã hội hóa, thu hút nguồn lực của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia trong công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường, góp phần bảo đảm hiệu quả công tác bồi thường nhà nước.
[1]. Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Thông tư số 03/2013/TT-BTP ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính; Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thông tư số 13/2015/TT-BTP ngày 29/9/2015 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2013/TT-BTP ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính; Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTP-BQP ngày 19/11/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BTP-BQP ngày 01/02/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự…
Ngày 18/6/2009, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật năm 2009) được thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010. Luật năm 2009 ra đời nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi họ phải gánh chịu thiệt hại từ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong mối quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì bên phải bồi thường luôn là Nhà nước và bên yêu cầu bồi thường là cá nhân, tổ chức, do đó, để các quy định của Luật đi vào cuộc sống, quá trình tổ chức thi hành cần phải có cơ chế phù hợp nhằm góp phần bảo vệ và tạo thế cân bằng giữa cá nhân, tổ chức bị thiệt hại - bên luôn được coi là yếu thế so với một bên là Nhà nước với đầy đủ quyền lực. Mặt khác, trong thực tế, nhiều trường hợp người bị thiệt hại không biết hoặc biết nhưng thực hiện chưa đầy đủ các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước được ra đời nhằm hướng đến mục tiêu bảo đảm tốt nhất quyền yêu cầu bồi thường nhà nước của người bị thiệt hại, đồng thời bảo đảm các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được thực hiện nghiêm minh.
1. Quá trình phát triển của các quy định về công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước
Lần đầu tiên, chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được ghi nhận một cách đầy đủ và toàn diện ở tầm văn bản luật là tại Luật năm 2009. Tuy nhiên, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước (trước đây là nhiệm vụ cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường) chưa được Luật quy định cụ thể mà chỉ được hướng dẫn tại một số văn bản dưới luật[1].
Kết quả triển khai thi hành Luật năm 2009 đã khẳng định, nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc giúp cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường, bảo đảm sự chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Trên cơ sở đó, để nhiệm vụ này được thực hiện hiệu quả hơn, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 (Luật năm 2017) đã bổ sung, quy định cụ thể nhiệm vụ này vào nhóm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước mà Bộ Tư pháp (ở trung ương) có nhiệm vụ giúp Chính phủ thực hiện (quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 73 Luật năm 2017) và Sở Tư pháp (ở địa phương) có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện (quy định tại điểm c khoản 3 Điều 73 Luật năm 2017). Để cụ thể hóa quy định này của Luật năm 2017, ngày 10/12/2019, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BTP quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước (Thông tư số 09/2019/TT-BTP). Đây là lần đầu tiên, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước được quy định bởi một văn bản quy phạm pháp luật riêng.
Thông tư số 09/2019/TT-BTP có 04 chương và 17 điều, gồm một số nội dung cơ bản như: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc hỗ trợ, hướng dẫn và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; nội dung và trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; cách thức hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
2. Vai trò của công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước
Kể từ thời điểm Thông tư số 09/2019/TT-BTP được ban hành, vai trò của hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước được nâng cao rõ rệt và thể hiện rõ là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước phải thực hiện, cụ thể:
Thứ nhất, hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước là cơ chế bảo đảm thực hiện hiệu quả chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nói chung và trong việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói riêng. Đây là hoạt động phi thương mại, dịch vụ công, không thu phí, phục vụ cho người dân, góp phần bảo đảm thực hiện hiệu quả cơ chế bồi thường của Nhà nước trên thực tế. Điều này phù hợp, thống nhất với quy định về việc người bị thiệt hại không phải nộp các loại phí, lệ phí, án phí, thuế đối với các nội dung yêu cầu bồi thường và số tiền được Nhà nước bồi thường (Điều 76 Luật năm 2017).
Thứ hai, trong mối quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì bên phải bồi thường luôn là Nhà nước và bên yêu cầu bồi thường là cá nhân, tổ chức - bên luôn được coi là yếu thế với tâm lý ngại đương đầu với cơ quan công quyền, chưa hiểu hoặc chưa thực sự tin tưởng vào cơ chế bồi thường nhà nước. Do đó, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước giúp cho người bị thiệt hại bảo đảm đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
Thứ ba, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước là một hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có tính chất đặc biệt. Công tác này đã giúp cho người bị thiệt hại nâng cao hiểu biết pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói chung và thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước nói riêng.
Thứ tư, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước là một kênh thông tin để cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước nắm bắt tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trên thực tế. Thông qua hoạt động này, có thể phát hiện những vướng mắc, bất cập từ các quy định của pháp luật, cũng như những khó khăn gặp phải trong quá trình tổ chức triển khai thi hành Luật, từ đó có đề xuất, kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu hoàn thiện thể chế, có các giải pháp để nâng cao hiệu quả thi hành Luật.
3. Đánh giá chung về công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước trong thời gian qua
3.1. Về kết quả đạt được
Trong gần10 năm hoạt động, Cục Bồi thường nhà nước đã tiếp nhận 399 lượt đơn thư của 226 trường hợp đề nghị cung cấp thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; đã ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành 338 văn bản hướng dẫn, hỗ trợ, trong đó, số công văn hướng dẫn, hỗ trợ là 254 văn bản, chuyển đơn là 84 lượt văn bản. Tỷ lệ yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường phát sinh nhiều nhất trong lĩnh vực tố tụng với 90/226 vụ việc (chiếm tỷ lệ 39,82%), số vụ việc phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính là 77/226 vụ việc (chiếm tỷ lệ 34,07%), lĩnh vực thi hành án là 41/226 vụ việc (chiếm tỷ lệ 18,14 %) và 18/226 vụ việc không thuộc phạm vi (chiếm tỷ lệ 7,96%). Bên cạnh đó, Cục đã thực hiện hỗ trợ cho 62 lượt người bị thiệt hại tại các địa phương.
Hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại của Cục Bồi thường nhà nước đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, đồng thời nâng cao chất lượng công vụ của đội ngũ công chức, tạo niềm tin trong nhân dân và xã hội.
3.2. Một số hạn chế, vướng mắc
Có thể khẳng định, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường được thực hiện tương đối ổn định và hiệu quả trong thời gian qua, phù hợp trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác, tổ chức hoạt động vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, cụ thể như sau:
- Việc hướng dẫn, hỗ trợ người bị thiệt hại chỉ được thực hiện khi có yêu cầu, do đó, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, chưa phát huy rõ nét vai trò của công tác này trong nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
- Vụ việc yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn thời gian qua chưa phản ánh đúng tình hình yêu cầu bồi thường cũng như nhu cầu cần được hỗ trợ, hướng dẫn trên thực tế. Nhiều cá nhân, tổ chức bị thiệt hại chưa biết đến quyền được hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường của Cục Bồi thường nhà nước.
- Công tác phối hợp giữa Cục với các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các bộ, ngành trong việc trả lời đơn thư của người bị thiệt hại nhiều khi còn chưa kịp thời, chưa hiệu quả.
- Chưa có quy định về cơ chế tài chính riêng cho hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước. Do đó, nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn còn hạn chế, phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm, đặc biệt hoàn toàn phụ thuộc nguồn kinh phí không thường xuyên.
4. Giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước trong bối cảnh hiện nay
Để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường, trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước cần tập trung vào thực hiện một số giải pháp sau:
(i) Trước hết, cần tiếp tục khẳng định vai trò của công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước trong việc góp phần bảo đảm thực hiện hiệu quả sự tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm vai trò của công tác này trong danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc Ngành Tư pháp trong thời gian tới.
(ii) Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan, đặc biệt là các đơn vị, tổ chức có chức năng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý nhằm thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
(iii) Nêu cao vai trò chủ đạo của Cục Bồi thường nhà nước trong việc tăng cường bồi dưỡng năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường từ trung ương đến địa phương.
(iv) Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói chung và công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nói riêng; tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
(v) Nghiên cứu đổi mới hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn để đáp ứng hiệu quả việc triển khai thi hành Luật, gắn với tinh giản tổ chức, bộ máy và biên chế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tiến tới phát triển công tác này theo hướng xã hội hóa, thu hút nguồn lực của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia trong công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường, góp phần bảo đảm hiệu quả công tác bồi thường nhà nước.
Vũ Thanh Tùng
Cục Bồi thường nhà nước
Cục Bồi thường nhà nước
[1]. Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Thông tư số 03/2013/TT-BTP ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính; Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thông tư số 13/2015/TT-BTP ngày 29/9/2015 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2013/TT-BTP ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính; Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTP-BQP ngày 19/11/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BTP-BQP ngày 01/02/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự…