Trong lời nói đầu của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đã khẳng định: “Công chứng là một nghề cao quý, bởi hoạt động công chứng bảo đảm tính an toàn pháp lý, ngăn ngừa tranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức”. Vì vậy, khi xảy ra thiệt hại từ việc văn bản công chứng bị vô hiệu do lỗi của công chứng viên, pháp luật cần có khung pháp lý đủ chuẩn xác để giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Có như vậy, hoạt động công chứng mới có thể trở nên đáng tin cậy và nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chứng viên, cũng như tổ chức hành nghề công chứng.
Với bài viết “Hoàn thiện quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức hành nghề công chứng trong dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)” tại ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện pháp luật về công chứng” xuất bản năm 2024, độc giả sẽ được tìm hiểu rõ hơn về khung pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức hành nghề công chứng khi văn bản công chứng vô hiệu; một số vướng mắc trong thực tiễn xét xử về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức hành nghề công chứng và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật.
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Chi tiết nội dung bài viết tại file đính kèm: