Hòa giải là một truyền thống, một đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Mục đích chính của công tác hòa giải ở cơ sở nhằm giữ gìn tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng, tập thể, hàn gắn, vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình. Việc hòa giải được tiến hành đối với những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, bao gồm: “Mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân với nhau; tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình; những vi phạm pháp luật khác mà theo quy định của pháp luật chưa đến mức xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính”. Công tác hòa giải có vai trò hết sức quan trọng, thông qua việc phát hiện và giải quyết tận gốc những mâu thuẫn, tranh chấp, góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền tăng cường công tác quản lý xã hội ở cơ sở. Do đó, ở mỗi địa phương trong cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng, luôn quan tâm đến việc củng cố, kiện toàn tổ chức tổ hoà giải ở cơ sở và quản lý có hiệu quả công tác hòa giải trên địa bàn tỉnh.
Để tìm hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được (trong hoạt động của tổ hòa giải, vấn đề quản lý công tác hòa giải ở cơ sở, trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên trong công tác hoà giải ở cơ sở) và những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong công tác hòa giải ở tỉnh Thái Bình, kính mời độc giả đón đọc bài viết "Hoạt động hòa giải ở Thái Bình" của tác giả Phạm Thị Liễu Lập đăng trên Tạp chí phát hành hàng tháng số tháng 8 (269) năm 2014 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Huyền Bùi