Chủ nhật 22/06/2025 22:01
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Hội thảo “Luật Trưng cầu ý dân – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”

Ngày 29/12/2011 Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 428/NQ-UBTVQH13 để triển khai Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội khóa XIII về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, theo đó Hội Luật gia Việt Nam được giao chủ trì xây dựng dự án Luật Trưng cầu ý dân.

Để thực hiện nhiệm vụ nói trên, ngày 4/6/2013, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Hội thảo với chủ đề: Luật Trưng cầu ý dân – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Hội thảo có sự góp mặt của đông đảo các luật gia, các nhà nghiên cứu khoa học và các phóng viên.

Dẫn đề cho cuộc Hội thảo, GS.TS. Lê Minh Tâm khẳng định: “Trưng cầu ý dân là một phạm trù có tính lịch sử, xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của dân chủ, văn hóa dân chủ, được sử dụng ngày càng phổ biến trong các sinh hoạt chính trị, pháp lý của nhiều quốc gia và trở thành một hiện tượng của văn hóa chính trị, pháp lý và dân chủ. Nói cách khác, Trưng cầu ý dân là một giá trị do nhân dân sáng tạo ra trong quá trình tổ chức, thực thi quyền lực nhà nước, xây dựng, thực hiện pháp luật và tiến hành các quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội”.

Các đại biểu tham dự Hội thảo đã được nghe tham luận về các chủ đề: Bản chất, nội dung và yêu cầu cơ bản của Trưng cầu ý dân; Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trực tiếp và trưng cầu ý dân; Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về Trưng cầu ý dân; Các hình thức dân chủ và trưng cầu ý dân; Trưng cầu ý dân và lấy ý kiến nhân dân; Thực hiện trưng cầu ý dân đảm bảo quyền con người, quyền công dân; Luật Trưng cầu ý dân ở các nước Bắc Âu; Kinh nghiệm xây dựng Luật Trưng cầu ý dân và tổ chức trưng cầu ý dân ở Hoa Kỳ và một số nước Bắc Mỹ; Nhu cầu, quan điểm và giải pháp xây dựng Luật Trưng cầu ý dân; Vai trò của Quốc hội trong trưng cầu ý dân;…

Bên cạnh các bài tham luận, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến các vấn đề chính cụ thể:

(1) Các nội dung cần đưa ra trưng cầu ý dân

Các vấn đề tối thiểu phải trưng cầu theo hình thức trưng cầu ý dân bắt buộc bao gồm sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, biên giới, lãnh thổ, gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

(2) Về quy trình, thủ tục trưng cầu ý dân

Theo GS.TSKH Đào Trí Úc thì trưng cầu ý dân cũng giống như bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, quyền của nhân dân tự quyết trong vấn đề thể hiện ý chí của mình là rất quan trọng vì bản chất của trưng cầu ý dân là muốn lấy được ý chí đích thực đó của người dân. Chính vì vậy, quy trình trưng cầu ý dân phải là một hệ thống dễ hiểu, rõ ràng, nhưng phải rất nghiêm ngặt.

Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng một cuộc trưng cầu dân ý sơ sài, thiếu sự chuẩn bị và không chặt chẽ về mặt thủ tục sẽ khiến người dân thờ ơ bỏ phiếu cho xong việc. Ngược lại, cuộc trưng cầu dân ý quá rườm rà và phức tạp về thủ tục không những làm giảm đi tính kịp thời của quyết định mà nó còn mất đi ý nghĩa của trưng cầu ý dân, đồng thời là rào cản cho nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Do vậy, các đại biểu đề xuất cần quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin của Nhà nước về các vấn đề cần đưa ra trưng cầu ý dân vì “dân chúng mà không có thông tin về đối tượng trưng cầu thì khó có thể nói cuộc trưng cầu dân ý thành công, phản ánh được ý chí và nguyện vọng của nhân dân”.

Để đảm bảo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được khách quan, công khai và chính xác, PGS.TS. Trương Thị Hồng Hà, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, đề xuất nên đưa cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Luật Trưng cầu ý dân.

(3) Giá trị pháp lý của kết quả trưng cầu dân ý

GS.TSKH. Đào Trí Úc, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: Ở quốc gia trên thế giới, việc lấy ý kiến nhân dân về một vấn đề nào đó có thể có nhiều mức độ: Trưng cầu có tính chất quyết định, trưng cầu có tính tham khảo, sáng kiến của nhân dân về việc giải quyết một vấn đề nào đó; khiếu nại về vụ, việc cụ thể. Trong số các hình thức đó của cơ chế dân chủ trực tiếp cao nhất, bởi vì nó bảo đảm tính hiệu lực tức thời của kết quả biểu quyết. Theo đó, ông đề nghị chọn trưng cầu ý dân có tính quyết định là đối tượng điều chỉnh của Luật Trưng cầu ý dân, và khẳng định: “Kết quả trưng cầu ý dân có hiệu lực kể từ ngày công bố, không cần sự phê chuẩn của bất cứ cơ quan nhà nước nào”. Để nhấn mạnh hơn cho tính bắt buộc thi hành của kết quả trưng cầu ý dân, cần bổ sung vào luật quy định:”Kết quả biểu quyết trưng cầu ý dân có hiệu lực thi hành và phải được cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.

Đồng quan điểm với GS.TSKH Đào Trí Úc, nhiều đại biểu cũng cho rằng: Kết quả của cuộc trưng cầu ý dân có giá trị buộc mọi cơ quan nhà nước và công dân phải chấp thuận và thực hiện. Bởi vì, trưng cầu ý dân là hình thức thực hiện quyền lực nhân dân, là biểu hiện cao nhất của chủ quyền nhân dân. Tại Điều 2 Hiến pháp năm 1992 của nước ta xác định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Do đó, khi đã có kết quả trưng cầu ý dân thì đó chính là ý chí của nhân dân và đương nhiên có giá trị tối cao buộc các cơ quan nhà nước và mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành. Vì kết quả trưng cầu ý dân phản ánh tính tối cao của quyền lực nhân dân nên kết quả trưng cầu ý dân không cần phải phê chuẩn mà có giá trị thi hành.

Như Quỳnh

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Đưa việc học tập và làm theo lời Bác trở thành động lực và giải pháp để cán bộ, đảng viên Bộ, ngành Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới

Đưa việc học tập và làm theo lời Bác trở thành động lực và giải pháp để cán bộ, đảng viên Bộ, ngành Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới

Ngày 19/6/2025, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05-CT/TW). Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp dự và chỉ đạo Hội nghị.
Bộ Tư pháp quán triệt chuyên sâu các nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Bộ Tư pháp quán triệt chuyên sâu các nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Ngày 19/6/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới (Nghị quyết số 66-NQ/TW), Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15) và Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật (Nghị quyết số 140/NQ-CP).
Tăng cường công tác truyền thông, báo chí trong bối cảnh mới

Tăng cường công tác truyền thông, báo chí trong bối cảnh mới

Chiều ngày 19/6/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác truyền thông, báo chí. Đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý chủ trì Tọa đàm.
Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Ngày 18/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội đồng thẩm định Hồ sơ Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non (dự thảo Nghị quyết).
Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Đây là một trong những nhiệm vụ được đặt ra tại phiên họp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai Thông báo kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Ngày 17/6/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP

Sáng 16/6, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Trưởng Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT đồng chủ trì phiên họp.
Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là một trong những nội dung được trao đổi, thảo luận tại Đại hội Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật nhiệm kỳ 2025 - 2030 tổ chức ngày 16/6/2025.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Sáng ngày 14/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Tháo gỡ "nút thắt" về thể chế mở đường cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tháo gỡ "nút thắt" về thể chế mở đường cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 12/6/2025, đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo đối thoại với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan đơn vị liên quan về các quy định pháp luật có vướng mắc, bất cập và kiến nghị xử lý nhằm tháo gỡ “nút thắt” thể chế cho nền kinh tế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính và đồng chí Nguyễn Thị Thu Hòe, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính đồng chủ trì Hội thảo.
Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Chiều 12/6/2025, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bộ Tư pháp triển khai xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Bộ Tư pháp triển khai xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Chiều ngày 12/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với các đơn vị có liên quan về dự thảo Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15).
Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp ngày 11/6/2025.
Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 11/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Ngày 10/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì phiên họp.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm