Ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ VI đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đây là sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử lập hiến Việt Nam.
Trong 05 năm qua, cùng với toàn bộ hệ thống chính trị và Nhân dân cả nước, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã chủ động, tích cực triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 thể hiện trên các phương diện như trong: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các văn bản thi hành Hiến pháp năm 2013; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc chỉ đạo tổ chức thi hành Hiến pháp năm 2013 và đạt được nhiều thành quả trong các lĩnh vực: Tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp năm 2013; rà soát, sửa đổi, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp năm 2013; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với Hiến pháp năm 2013; điều chỉnh cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội phù hợp với quy định mới của Hiến pháp năm 2013
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong thời gian qua cũng còn những hạn chế, bất cập cần phải có những giải pháp mạnh mẽ nhằm tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 trong thời gian tới.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, kính mời quý đọc tìm đọc bài viết “Kết quả năm năm thi hành Hiến pháp năm 2013 của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội” của Vụ Pháp luật - Văn phòng Quốc hội đăng tải trên số Chuyên đề 200 trang “Sơ kết năm năm thi hành Hiến pháp năm 2013” xuất bản năm 2020 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.