Tuy nhiên, trong quá trình giám sát, vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Nội dung giám sát chưa trọng tâm, việc chọn đối tượng giám sát chưa phù hợp; hình thức giám sát chủ yếu chỉ nghe báo cáo bằng văn bản, thiếu khảo sát, kiểm tra, đối chứng thực tế; thời gian giám sát quá ít...; việc mời chuyên gia trên từng lĩnh vực cụ thể tham gia các buổi giám sát còn hạn chế; thành viên các Ban HĐND ít tham gia hoạt động giám sát; một số đối tượng được giám sát còn có biểu hiện cho rằng giám sát là tìm khuyết điểm, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan liên quan; chưa thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết các kết luận sau giám sát; chưa có quy định chế tài đủ mạnh đối với hành vi không thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát...
Để hiểu thêm về việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND các cấp trong thời gian qua, và một số kinh nghiệm bước đầu đúc kết từ hoạt động giám sát của HĐND, góp phần xây dựng chế định giám sát của HĐND trong Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương trong thời gian tới, bạn đọc có thể nghiên cứu thêm thông tin tại bài viết: “Một số kinh nghiệm bước đầu trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân” của tác giả Trần Văn Tân được đăng trên Tạp chí phát hành hàng tháng số tháng 6 [267] năm 2014 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Vũ Hải Việt