Luật Tố tụng hành chính ra đời (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011) là một minh chứng rõ nét nhất của những nỗ lực nhằm không ngừng nâng cao trách nhiệm của phía công quyền, đây là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi khởi kiện công chức, cơ quan nhà nước, thể hiện sự bình đẳng giữa cá nhân công dân và Nhà nước. Tuy nhiên, qua hơn hai năm triển khai thực hiện Luật Tố tụng hành chính cho thấy, thi hành án hành chính là lĩnh vực mới, khó khăn, phức tạp, kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực này cũng chưa được nghiên cứu và triển khai áp dụng một cách có hiệu quả tại Việt Nam. Chính vì vậy, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật xin giới thiệu bài viết “Kinh nghiệm thi hành án hành chính của một số nước trên thế giới” của tác giả Bùi Tuấn Thành, đăng tải trên Tạp chí phát hành hàng tháng số tháng 6 [267] năm 2014 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, nhằm cung cấp một số nội dung cơ bản về các cách thức thực thi bản án hành chính, cũng như các vấn đề có liên quan, để làm rõ thêm cơ chế đảm bảo hiệu quả phán quyết của cơ quan tố tụng hành chính tại một số quốc gia.
Bài viết là công trình nghiên cứu công phu của tác giả và qua đó có thể thấy, việc thi hành án hành chính luôn được xác định là công việc phức tạp, khó khăn và đòi hỏi sự tự nguyện, hợp tác của các bên đương sự, nhất là trong trường hợp bên phải thi hành án là cơ quan công quyền, pháp luật của các quốc gia trao quyền cho Tòa án cũng như cơ quan thi hành án áp dụng biên pháp chế tài nghiêm ngặt nhằm đảm bảo công tác thi hành án được thực hiện triệt để.
Hà Phương