Ở phạm vi toàn cầu, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các tiêu chuẩn quốc tế và khuôn khổ pháp lý về kinh doanh, quyền con người, các doanh nghiệp ngày càng chú ý đến phát triển bền vững, trong đó việc tuân thủ các quy định quyền con người là một yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp nhận ra rằng, việc tôn trọng quyền con người có ý nghĩa trong kinh doanh, vì nó tạo ra một lực lượng lao động có năng lực và động lực làm việc. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp làm nhiều hơn những nghĩa vụ pháp lý cần tuân thủ; thay đổi để đáp ứng nhiều bên liên quan hơn; có tầm nhìn xa tập trung vào con người, hành tinh và lợi nhuận. Ngoài việc sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ và tất nhiên là tạo lợi nhuận, các doanh nghiệp này nhận ra rằng họ đang đóng vai trò xã hội quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp mới thành lập và nhỏ này thường tập trung vào “lợi nhuận nhanh chóng” và chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề bền vững, bao gồm cả quyền con người.
Trên đây là vấn đề được gợi mở trong bài viết “Một số kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam” tại ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện chính sách và pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam”, xuất bản năm 2024. Bài viết bao gồm những nội dung chính như bối cảnh thực hành kinh doanh có trách nhiệm, vấn đề bảo đảm quyền con người trong doanh nghiệp, nguyên nhân tồn tại và giải pháp thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm và quyền con người ở Việt Nam.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Chi tiết bài viết tại file đính kèm: