Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2009. Sau hơn bốn năm thực hiện, Luật Thi hành án dân sự đã có nhiều tác động tích cực và hiệu quả đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Luật đã tạo được hành lang pháp lý cơ bản bảo đảm cho công tác thi hành án dân sự hiệu quả hơn, và có nhiều quy định về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự rõ ràng, dễ thực hiện hơn. Kết quả thi hành án dân sự về việc, tiền đạt tỷ lệ cao và cơ bản được giữ vững, mặc dù điều kiện kinh tế – xã hội gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của Luật Thi hành án dân sự, cũng còn nhiều hạn chế trong công tác thi hành án dân sự và khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Luật.
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Một số ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự năm 2008” của ThS. Trần Phương Hồng và ThS. Lại Anh Thắng đăng trên Số tháng 3 (264) năm 2014. Trong bài viết này, tác giả đã nêu được một số khó khăn, vướng mắc, hạn chế của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, đồng thời phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó. Bên cạnh đó, để pháp luật thi hành án dân sự nói chung và Luật Thi hành án dân sự nói riêng ngày càng hoàn thiện, áp dụng hiệu quả vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra nhiều nội dung kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
Như Quỳnh