Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến đời sống nhân dân, có ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Qua gần 08 năm triển khai thực hiện, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống vi phạm hành chính, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản quy định chi tiết thi hành, nhiều quy định của Luật cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định, thực tiễn thi hành Luật cũng phát sinh những khó khăn, vướng mắc mà nguyên nhân trực tiếp là từ chính nội dung của một số quy định của Luật. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thực tiễn, đòi hỏi cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, giải quyết kịp thời những hạn chế, bất cập, những khó khăn, vướng mắc chủ yếu thông qua việc xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và khắc phục tối đa những hạn chế, bất cập trong các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên thực tế, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Thông qua bài viết “Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, những nội dung cơ bản và vấn đề tổ chức thi hành hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính”, tác giả Đặng Thanh Sơn đã đưa ra đầy đủ cơ sở chính trị pháp lý và cơ sở thực tiễn để bạn đọc thấy được sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời khái quát những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và đưa ra một số vấn đề cốt lõi để việc thi hành Luật này sao cho hiệu quả, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xa hội, bảo đảm môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Trân trọng kính mời quý độc giả đón đọc bài viết trên ấn phẩm 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2021 “Những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính”.
Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và khắc phục tối đa những hạn chế, bất cập trong các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên thực tế, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Thông qua bài viết “Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, những nội dung cơ bản và vấn đề tổ chức thi hành hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính”, tác giả Đặng Thanh Sơn đã đưa ra đầy đủ cơ sở chính trị pháp lý và cơ sở thực tiễn để bạn đọc thấy được sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời khái quát những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và đưa ra một số vấn đề cốt lõi để việc thi hành Luật này sao cho hiệu quả, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xa hội, bảo đảm môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Trân trọng kính mời quý độc giả đón đọc bài viết trên ấn phẩm 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2021 “Những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính”.