Giáo dục tại xã, phường, thị trấn (GDTXPTT) là một trong bốn biện pháp xử lý hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật năm 2012) và được sửa đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 (Luật năm 2020). Trải qua 08 năm triển khai trên thực tế, biện pháp xử lý hành chính (BPXLHC) GDTXPTT đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, thực hiện dân chủ, công bằng xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, quy định về các BPXLHC nói chung trong Luật năm 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, cũng như BPXLHC GDTXPTT nói riêng đã bộc lộ những bất cập, phát sinh những khó khăn, vướng mắc cần thiết phải kịp thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đã có nhiều thay đổi hiện nay so với giai đoạn trước đây. Bởi vậy, việc ban hành Nghị định số 120/2021/NĐ-CP ngày 24/12/2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Nghị định số 120/2021/NĐ-CP) là cần thiết.
1. Sự cần thiết ban hành, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng Nghị định số 120/2021/NĐ-CP
1.1. Về sự cần thiết ban hành Nghị định
Việc xem xét về sự cần thiết ban hành Nghị định này cần căn cứ vào cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong kế hoạch triển khai tổ chức thi hành Luật năm 2020.
- Về cơ sở pháp lý: (i) Ngày 13/11/2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật năm 2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022, trong đó đã sửa đổi rất nhiều nội dung quan trọng về xử lý vi phạm hành chính nói chung và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nói riêng, trong đó có BPXLHC GDTXPTT[1]; (ii) Ngày 30/3/2021, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022, theo đó, có một số quy định trong Luật này liên quan đến đối tượng bị áp dụng biện pháp GDTXPTT, đặc biệt là người sử dụng trái phép chất ma túy.
- Về cơ sở thực tiễn: Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Nghị định số 111/2013/NĐ-CP) và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP (Nghị định số 56/2016/NĐ-CP) được ban hành căn cứ quy định của Luật năm 2012 đã góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa vi phạm hành chính, tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đưa các quy định của Luật năm 2012 về áp dụng biện pháp GDTXPTT vào cuộc sống. Nghị định này đã quy định tương đối đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về trình tự, thủ tục lập hồ sơ, ra quyết định, thi hành quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT, tạo điều kiện cho lực lượng thực thi nhiệm vụ được dễ dàng, thuận lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, qua 08 năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, các nghị định cũng đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc nhất định[2].
- Ngày 26/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 126/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (Quyết định số 126/QĐ-TTg), trong đó, giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT (thay thế Nghị định số 111/2013/NĐ-CP và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP).
Căn cứ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và Quyết định số 126/QĐ-TTg, có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chế độ áp dụng BPXLHC GDTXPTT thay thế Nghị định số 111/2013/NĐ-CP và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP là thật sự cần thiết.
1.2. Mục đích và quan điểm chỉ đạo xây dựng Nghị định
- Mục đích: Nghị định được xây dựng để quy định chi tiết chế độ áp dụng BPXLHC GDTXPTT căn cứ các quy định về biện pháp xử lý hành chính này được sửa đổi, bổ sung bởi Luật năm 2020. Đồng thời, việc xây dựng Nghị định cũng nhằm khắc phục những vướng mắc, bấp cập xuất phát từ các quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, Nghị định số 56/2016/NĐ-CP, những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn tổ chức thi hành các Nghị định này.
- Nghị định số 120/2021/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo chủ yếu: (i) Bảo đảm tính hợp Hiến, phù hợp với quy định của Luật năm 2020 và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2021. (ii) Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của nội dung dự thảo Nghị định. (iii) Bảo đảm quyền và lợi ích của những người bị áp dụng biện pháp GDTXPTT, bảo đảm quyền của người chưa thành niên. (iv) Kế thừa những quy định còn phù hợp với thực tiễn của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn áp dụng Nghị định số 111/2013/NĐ-CP và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP thời gian qua; bãi bỏ các quy định không còn phù hợp.
2. Những nội dung cơ bản của Nghị định số 120/2021/NĐ-CP
Nghị định số 120/2021/NĐ-CP gồm 05 chương và 57 điều, cụ thể gồm có: Chương I - Những quy định chung; Chương II - Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, xem xét, quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình; Chương III - Thi hành quyết định GDTXPTT và quyết định quản lý tại gia đình; Chương IV - Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và Chương V - Điều khoản thi hành.
- Chương I - Những quy định chung: Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc áp dụng, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp GDTXPTT; điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình; việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ các quyết định có sai sót... So với quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 56/2016/NĐ-CP), Chương I Nghị định số 120/2021/NĐ-CP tập trung sửa đổi, bổ sung một số nội dung cụ thể sau:
+ Bổ sung quy định về “đối tượng áp dụng” để bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch (Điều 2).
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng, điều kiện áp dụng biện pháp GDTXPTT để phù hợp với Luật năm 2020 (Điều 5), cụ thể:
(i) Làm rõ hơn về nội dung quy định “02 lần trở lên trong 06 tháng” là điều kiện để áp dụng biện pháp GDTXPTT.
(ii) Bổ sung quy định áp dụng biện pháp GDTXPTT đối với 02 trường hợp: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép mà không phải là tội phạm; người từ đủ 18 tuổi trở lên đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm;
(iii) Bỏ đối tượng là người nghiện ma túy và bổ sung đối tượng là người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Cùng với đó, Nghị định quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT (Điều 7); đối tượng được xem xét chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (Điều 6) cũng được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Luật năm 2020 (đó là bổ sung thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện người từ đủ 18 tuổi trở lên không có nơi cư trú ổn định có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba; bổ sung đối tượng được xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy).
(iv) Làm rõ hơn các điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
+ Bổ sung quy định về “người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ có thẩm quyền áp dụng biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình như Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã” (khoản 3 Điều 7) để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong những trường hợp xã, phường, thị trấn chưa kịp bổ sung chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân với các lý do như: Nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật; chết; bị Tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích; bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử…
+ Quy định các nội dung về việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ và ban hành mới các quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT (từ Điều 8 đến Điều 10 Nghị định).
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về kinh phí cho việc thực hiện biện pháp GDTXPTT (Điều 12 Nghị định), cụ thể:
(i) Bổ sung “chi phí xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện” để phù hợp với việc quy định bổ sung đối tượng là người sử dụng trái phép chất ma túy bị áp dụng biện pháp GDTXPTT;
(ii) Bãi bỏ nội dung về ngân sách trung ương chi bổ sung cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách địa phương cho hoạt động này để phù hợp với quy định tại Điều 40 Luật Ngân sách nhà nước, theo đó, ngân sách trung ương chỉ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu đưa vào nhiệm vụ chi thường xuyên hoặc kết cấu vào các chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện chính sách.
(iii) Bãi bỏ quy định về kinh phí phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS; chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em là một nguồn kinh phí cho việc thực hiện biện pháp GDTXPTT do Quyết định 424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020; Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020; Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016 - 2020 (nội dung phòng, chống HIV/AIDS) đều hết hiệu lực và quyết định cho giai đoạn mới đều chưa được ban hành.
- Chương II - Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, xem xét, quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình. Nội dung cơ bản của Chương này bao gồm:
+ Luật năm 2020 đã bỏ quy định về “kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị” là một bước trong trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT và cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị sẽ phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Chính vì vậy, một nội dung cơ bản của Nghị định này có sự thay đổi so với Nghị định số 111/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 56/2016/NĐ-CP), đó là các quy định về công việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị do công chức tư pháp - hộ tịch đảm nhận được bãi bỏ để bảo đảm phù hợp với Luật năm 2020.
+ Do Luật năm 2020 đã bỏ đối tượng là người nghiện ma túy mà thay vào đó là người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy đến lần thứ ba là một trong những đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT; đồng thời, để có sự kết nối với Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, Nghị định đã bỏ quy định thu thập tài liệu về xác định tình trạng nghiện, bổ sung một quy định riêng về việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 đối với đối tượng là người sử dụng trái phép chất ma túy hoặc đối tượng đang trong thời gian chấp hành biện pháp GDTXPTT có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
+ Quy định về việc thu tập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT cũng được sửa đổi để bảo đảm tính thống nhất, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành, cụ thể:
(i) Sửa đổi, bổ sung quy định về xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp GDTXPTT theo hướng áp dụng các quy định của pháp luật về hộ tịch nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
(ii) Sửa đổi, bổ sung quy định về việc xác định thế nào là “có nơi cư trú ổn định” và “không có nơi cư trú ổn định” theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn, dễ áp dụng trong thực tiễn, nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc hiện nay, bảo đảm thống nhất với quy định của dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy; đồng thời, phù hợp với quy định của Luật Cư trú.
(iii) Bổ sung “kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể hoặc kết quả xác định tình trạng nghiện đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 của Nghị định này” là một trong những tài liệu trong hồ sơ đề nghị áp dụng.
- Chương III - Thi hành quyết định GDTXPTT và quyết định quản lý tại gia đình. Chương này gồm 02 mục: Mục 1 - Thi hành quy định về quyết định giáo dục dục tại xã, phường, thị trấn và Mục 2 - Thi hành quy định về quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
+ Đối với quyết định GDTXPTT:
(i) Tại khoản 7 Điều 90 Luật năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý. Do đó, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung các quy định về phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục và bổ sung quy định về việc tổ chức quản lý người được giáo dục là người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định.
(ii) Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung về kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục, nội dung, hình thức giáo dục, cam kết của người được giáo dục cho đầy đủ, toàn diện và thống nhất; đồng thời, bảo đảm hiệu quả thực hiện việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối tượng là người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba không có nơi cư trú ổn định.
(iii) Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về việc đi lại, vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú, phù hợp với quy định của Luật Cư trú.
(iv) Để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, Nghị định này đã quy định về các trường hợp đang trong thời gian chấp hành biện pháp GDTXPTT mà bị xác định là người nghiện ma túy thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT sẽ phải ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp GDTXPTT để thực hiện cai nghiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy hoặc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
(v) Nghị định đã bỏ quy định về nghĩa vụ của người được giáo dục “hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người được phân công giúp đỡ về tình hình học tập, lao động, rèn luyện, tu dưỡng, kết quả sửa chữa sai phạm và sự tiến bộ của mình” do nội dung này thực tế không mang lại hiệu quả, hơn nữa, nhiều đối tượng bị áp dụng biện pháp GDTXPTT không biết đọc, biết viết, gây khó khăn trong quá trình áp dụng trong thực tiễn.
(vi) Nghị định đã bỏ quy định về việc miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT trong trường hợp đã chấp hành một nửa thời gian GDTXPTT mà có tiến bộ rõ rệt, để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, vì Luật này không quy định việc miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định GDTXPTT trong trường hợp này.
+ Đối với quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
(i) Tương tự như biện pháp GDTXPTT, để phù hợp với Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, Nghị định cũng đã bổ sung quy định về trường hợp người chưa thành niên đang trong thời gian chấp hành biện pháp quản lý tại gia đình mà bị xác định là nghiện ma túy thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp này ra quyết định chấp dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và thực hiện cai nghiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.
(ii) Nghị định cũng bổ sung quy định về việc “hết thời hạn chấp hành biện pháp quản lý tại gia đình” (Điều 48), theo đó, quy định thời hạn cụ thể mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp quản lý tại gia đình.
- Chương IV - Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Nghị định đã bổ sung một số quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, trong đó có trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân để việc giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục là người sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định được hiệu quả, cụ thể như sau:
+ Bổ sung trách nhiệm của Bộ Công an (hướng dẫn, tập huấn kỹ năng cho lực lượng Công an cấp xã trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục; hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục theo quy định); bổ sung trách nhiệm của Trưởng Công an cấp xã (phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục khi được yêu cầu và giám sát việc thực hiện).
+ Bổ sung trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác xã hội ở cơ sở bảo trợ xã hội và xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện công tác hỗ trợ xã hội, dự phòng ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
+ Bãi bỏ quy định về trách nhiệm của Bộ Nội vụ về việc bảo đảm nguồn nhân lực cho việc triển khai thi hành biện pháp GDTXPTT do các nguồn lực được xác định như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an cấp xã, công chức văn hóa - xã hội, công chức tư pháp - hộ tịch… đã được pháp luật quy định cụ thể. Việc quản lý, tuyển dụng, sử dụng các chức danh này thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật và phân cấp của địa phương. Đối với những người khác như cộng tác viên xã hội, tổ hòa giải… không thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
- Chương V - Điều khoản thi hành. Điều 54 quy định về việc ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục các biểu mẫu để sử dụng trong quá trình áp dụng biện pháp GDTXPTT; biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên.
Các biểu mẫu trong Phụ lục cũng được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Luật năm 2020, đáp ứng yêu cầu thực tiễn thi hành và thống nhất với yêu cầu về thể thức, kỹ thuật được quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
Đồng thời, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định cũng đã bổ sung và bỏ các biểu mẫu: (i) Bổ sung một số biểu mẫu để đáp ứng yêu cầu thực tế cũng như phù hợp với trình tự, thủ tục, yêu cầu, cụ thể, đó là: Biên bản về việc đọc, ghi chép và sao chụp hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT; quyết định phân công người trực tiếp giúp đỡ người giáo dục; quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT... (ii) Bỏ một số biểu mẫu do không thực sự cần thiết hoặc Luật năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định không còn quy định các thủ tục liên quan đến các biểu mẫu này, cụ thể, đó là các biểu mẫu: Đơn đề nghị miễn chấp hành thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT; thông báo về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp GDTXPTT để tiếp tục thi hành; thông báo kết quả xác minh đối với người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình…
3. Tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của Nghị định số 120/2021/NĐ-CP trong thực tiễn
Để thực hiện Nghị định số 120/2021/NĐ-CP một cách kịp thời, thống nhất, có hiệu quả, các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm, tập trung chỉ đạo làm tốt một số hoạt động sau:
Thứ nhất, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Nghị định số 120/2021/NĐ-CP đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính GDTXPTT, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính GDTXPTT, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thứ hai, chỉ đạo việc rà soát các văn bản hiện hành để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới bảo đảm phù hợp, thống nhất với Nghị định số 120/2021/NĐ-CP.
Thứ ba, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của Luật năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định số 120/2021/NĐ-CP; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện theo quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời có văn bản đề xuất gửi về Bộ Tư pháp (qua Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật) để hướng dẫn giải quyết.
[1]. Cụ thể, đó là các nội dung như:
a) Về đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp tại Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020):
Thứ nhất, làm rõ hơn quy định “02 lần trở lên trong 06 tháng” thực hiện hành vi vi phạm là điều kiện để áp dụng biện pháp GDTXPTT.
Thứ hai, quy định cụ thể các hành vi vi phạm là điều kiện để áp dụng biện pháp GDTXPTT gắn với độ tuổi của từng đối tượng, bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch và sự phù hợp, thống nhất với quy định của Bộ luật Hình sự.
Thứ ba, bãi bỏ quy định về người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định là đối tượng bị áp dụng biện pháp GDTXPTT; đồng thời, bổ sung đối tượng bị áp dụng biện pháp GDTXPTT là người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
b) Về thủ tục áp dụng biện pháp tại Điều 97 và Điều 98 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020):
Thứ nhất, bỏ quy định công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT là một bước trong thủ tục áp dụng biện pháp này.
Thứ hai, rút ngắn các mốc thời gian và tách bạch các bước trong thủ tục áp dụng biện pháp GDTXPTT.
[2]. Những khó khăn vướng mắc được nêu cụ thể tại Báo cáo số 220b/BC-BTP ngày 07/10/2021 của Bộ Tư pháp về tổng kết 08 năm thực hiện Nghị định số 111/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 56/2016/NĐ-CP).
1. Sự cần thiết ban hành, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng Nghị định số 120/2021/NĐ-CP
1.1. Về sự cần thiết ban hành Nghị định
Việc xem xét về sự cần thiết ban hành Nghị định này cần căn cứ vào cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong kế hoạch triển khai tổ chức thi hành Luật năm 2020.
- Về cơ sở pháp lý: (i) Ngày 13/11/2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật năm 2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022, trong đó đã sửa đổi rất nhiều nội dung quan trọng về xử lý vi phạm hành chính nói chung và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nói riêng, trong đó có BPXLHC GDTXPTT[1]; (ii) Ngày 30/3/2021, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022, theo đó, có một số quy định trong Luật này liên quan đến đối tượng bị áp dụng biện pháp GDTXPTT, đặc biệt là người sử dụng trái phép chất ma túy.
- Về cơ sở thực tiễn: Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Nghị định số 111/2013/NĐ-CP) và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP (Nghị định số 56/2016/NĐ-CP) được ban hành căn cứ quy định của Luật năm 2012 đã góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa vi phạm hành chính, tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đưa các quy định của Luật năm 2012 về áp dụng biện pháp GDTXPTT vào cuộc sống. Nghị định này đã quy định tương đối đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về trình tự, thủ tục lập hồ sơ, ra quyết định, thi hành quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT, tạo điều kiện cho lực lượng thực thi nhiệm vụ được dễ dàng, thuận lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, qua 08 năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, các nghị định cũng đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc nhất định[2].
- Ngày 26/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 126/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (Quyết định số 126/QĐ-TTg), trong đó, giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT (thay thế Nghị định số 111/2013/NĐ-CP và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP).
Căn cứ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và Quyết định số 126/QĐ-TTg, có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chế độ áp dụng BPXLHC GDTXPTT thay thế Nghị định số 111/2013/NĐ-CP và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP là thật sự cần thiết.
1.2. Mục đích và quan điểm chỉ đạo xây dựng Nghị định
- Mục đích: Nghị định được xây dựng để quy định chi tiết chế độ áp dụng BPXLHC GDTXPTT căn cứ các quy định về biện pháp xử lý hành chính này được sửa đổi, bổ sung bởi Luật năm 2020. Đồng thời, việc xây dựng Nghị định cũng nhằm khắc phục những vướng mắc, bấp cập xuất phát từ các quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, Nghị định số 56/2016/NĐ-CP, những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn tổ chức thi hành các Nghị định này.
- Nghị định số 120/2021/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo chủ yếu: (i) Bảo đảm tính hợp Hiến, phù hợp với quy định của Luật năm 2020 và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2021. (ii) Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của nội dung dự thảo Nghị định. (iii) Bảo đảm quyền và lợi ích của những người bị áp dụng biện pháp GDTXPTT, bảo đảm quyền của người chưa thành niên. (iv) Kế thừa những quy định còn phù hợp với thực tiễn của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn áp dụng Nghị định số 111/2013/NĐ-CP và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP thời gian qua; bãi bỏ các quy định không còn phù hợp.
2. Những nội dung cơ bản của Nghị định số 120/2021/NĐ-CP
Nghị định số 120/2021/NĐ-CP gồm 05 chương và 57 điều, cụ thể gồm có: Chương I - Những quy định chung; Chương II - Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, xem xét, quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình; Chương III - Thi hành quyết định GDTXPTT và quyết định quản lý tại gia đình; Chương IV - Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và Chương V - Điều khoản thi hành.
- Chương I - Những quy định chung: Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc áp dụng, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp GDTXPTT; điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình; việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ các quyết định có sai sót... So với quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 56/2016/NĐ-CP), Chương I Nghị định số 120/2021/NĐ-CP tập trung sửa đổi, bổ sung một số nội dung cụ thể sau:
+ Bổ sung quy định về “đối tượng áp dụng” để bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch (Điều 2).
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng, điều kiện áp dụng biện pháp GDTXPTT để phù hợp với Luật năm 2020 (Điều 5), cụ thể:
(i) Làm rõ hơn về nội dung quy định “02 lần trở lên trong 06 tháng” là điều kiện để áp dụng biện pháp GDTXPTT.
(ii) Bổ sung quy định áp dụng biện pháp GDTXPTT đối với 02 trường hợp: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép mà không phải là tội phạm; người từ đủ 18 tuổi trở lên đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm;
(iii) Bỏ đối tượng là người nghiện ma túy và bổ sung đối tượng là người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Cùng với đó, Nghị định quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT (Điều 7); đối tượng được xem xét chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (Điều 6) cũng được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Luật năm 2020 (đó là bổ sung thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện người từ đủ 18 tuổi trở lên không có nơi cư trú ổn định có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba; bổ sung đối tượng được xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy).
(iv) Làm rõ hơn các điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
+ Bổ sung quy định về “người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ có thẩm quyền áp dụng biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình như Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã” (khoản 3 Điều 7) để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong những trường hợp xã, phường, thị trấn chưa kịp bổ sung chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân với các lý do như: Nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật; chết; bị Tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích; bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử…
+ Quy định các nội dung về việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ và ban hành mới các quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT (từ Điều 8 đến Điều 10 Nghị định).
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về kinh phí cho việc thực hiện biện pháp GDTXPTT (Điều 12 Nghị định), cụ thể:
(i) Bổ sung “chi phí xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện” để phù hợp với việc quy định bổ sung đối tượng là người sử dụng trái phép chất ma túy bị áp dụng biện pháp GDTXPTT;
(ii) Bãi bỏ nội dung về ngân sách trung ương chi bổ sung cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách địa phương cho hoạt động này để phù hợp với quy định tại Điều 40 Luật Ngân sách nhà nước, theo đó, ngân sách trung ương chỉ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu đưa vào nhiệm vụ chi thường xuyên hoặc kết cấu vào các chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện chính sách.
(iii) Bãi bỏ quy định về kinh phí phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS; chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em là một nguồn kinh phí cho việc thực hiện biện pháp GDTXPTT do Quyết định 424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020; Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020; Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016 - 2020 (nội dung phòng, chống HIV/AIDS) đều hết hiệu lực và quyết định cho giai đoạn mới đều chưa được ban hành.
- Chương II - Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, xem xét, quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình. Nội dung cơ bản của Chương này bao gồm:
+ Luật năm 2020 đã bỏ quy định về “kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị” là một bước trong trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT và cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị sẽ phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Chính vì vậy, một nội dung cơ bản của Nghị định này có sự thay đổi so với Nghị định số 111/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 56/2016/NĐ-CP), đó là các quy định về công việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị do công chức tư pháp - hộ tịch đảm nhận được bãi bỏ để bảo đảm phù hợp với Luật năm 2020.
+ Do Luật năm 2020 đã bỏ đối tượng là người nghiện ma túy mà thay vào đó là người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy đến lần thứ ba là một trong những đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT; đồng thời, để có sự kết nối với Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, Nghị định đã bỏ quy định thu thập tài liệu về xác định tình trạng nghiện, bổ sung một quy định riêng về việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 đối với đối tượng là người sử dụng trái phép chất ma túy hoặc đối tượng đang trong thời gian chấp hành biện pháp GDTXPTT có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
+ Quy định về việc thu tập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT cũng được sửa đổi để bảo đảm tính thống nhất, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành, cụ thể:
(i) Sửa đổi, bổ sung quy định về xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp GDTXPTT theo hướng áp dụng các quy định của pháp luật về hộ tịch nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
(ii) Sửa đổi, bổ sung quy định về việc xác định thế nào là “có nơi cư trú ổn định” và “không có nơi cư trú ổn định” theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn, dễ áp dụng trong thực tiễn, nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc hiện nay, bảo đảm thống nhất với quy định của dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy; đồng thời, phù hợp với quy định của Luật Cư trú.
(iii) Bổ sung “kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể hoặc kết quả xác định tình trạng nghiện đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 của Nghị định này” là một trong những tài liệu trong hồ sơ đề nghị áp dụng.
- Chương III - Thi hành quyết định GDTXPTT và quyết định quản lý tại gia đình. Chương này gồm 02 mục: Mục 1 - Thi hành quy định về quyết định giáo dục dục tại xã, phường, thị trấn và Mục 2 - Thi hành quy định về quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
+ Đối với quyết định GDTXPTT:
(i) Tại khoản 7 Điều 90 Luật năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý. Do đó, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung các quy định về phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục và bổ sung quy định về việc tổ chức quản lý người được giáo dục là người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định.
(ii) Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung về kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục, nội dung, hình thức giáo dục, cam kết của người được giáo dục cho đầy đủ, toàn diện và thống nhất; đồng thời, bảo đảm hiệu quả thực hiện việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối tượng là người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba không có nơi cư trú ổn định.
(iii) Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về việc đi lại, vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú, phù hợp với quy định của Luật Cư trú.
(iv) Để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, Nghị định này đã quy định về các trường hợp đang trong thời gian chấp hành biện pháp GDTXPTT mà bị xác định là người nghiện ma túy thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT sẽ phải ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp GDTXPTT để thực hiện cai nghiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy hoặc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
(v) Nghị định đã bỏ quy định về nghĩa vụ của người được giáo dục “hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người được phân công giúp đỡ về tình hình học tập, lao động, rèn luyện, tu dưỡng, kết quả sửa chữa sai phạm và sự tiến bộ của mình” do nội dung này thực tế không mang lại hiệu quả, hơn nữa, nhiều đối tượng bị áp dụng biện pháp GDTXPTT không biết đọc, biết viết, gây khó khăn trong quá trình áp dụng trong thực tiễn.
(vi) Nghị định đã bỏ quy định về việc miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT trong trường hợp đã chấp hành một nửa thời gian GDTXPTT mà có tiến bộ rõ rệt, để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, vì Luật này không quy định việc miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định GDTXPTT trong trường hợp này.
+ Đối với quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
(i) Tương tự như biện pháp GDTXPTT, để phù hợp với Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, Nghị định cũng đã bổ sung quy định về trường hợp người chưa thành niên đang trong thời gian chấp hành biện pháp quản lý tại gia đình mà bị xác định là nghiện ma túy thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp này ra quyết định chấp dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và thực hiện cai nghiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.
(ii) Nghị định cũng bổ sung quy định về việc “hết thời hạn chấp hành biện pháp quản lý tại gia đình” (Điều 48), theo đó, quy định thời hạn cụ thể mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp quản lý tại gia đình.
- Chương IV - Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Nghị định đã bổ sung một số quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, trong đó có trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân để việc giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục là người sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định được hiệu quả, cụ thể như sau:
+ Bổ sung trách nhiệm của Bộ Công an (hướng dẫn, tập huấn kỹ năng cho lực lượng Công an cấp xã trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục; hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục theo quy định); bổ sung trách nhiệm của Trưởng Công an cấp xã (phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục khi được yêu cầu và giám sát việc thực hiện).
+ Bổ sung trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác xã hội ở cơ sở bảo trợ xã hội và xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện công tác hỗ trợ xã hội, dự phòng ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
+ Bãi bỏ quy định về trách nhiệm của Bộ Nội vụ về việc bảo đảm nguồn nhân lực cho việc triển khai thi hành biện pháp GDTXPTT do các nguồn lực được xác định như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an cấp xã, công chức văn hóa - xã hội, công chức tư pháp - hộ tịch… đã được pháp luật quy định cụ thể. Việc quản lý, tuyển dụng, sử dụng các chức danh này thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật và phân cấp của địa phương. Đối với những người khác như cộng tác viên xã hội, tổ hòa giải… không thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
- Chương V - Điều khoản thi hành. Điều 54 quy định về việc ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục các biểu mẫu để sử dụng trong quá trình áp dụng biện pháp GDTXPTT; biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên.
Các biểu mẫu trong Phụ lục cũng được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Luật năm 2020, đáp ứng yêu cầu thực tiễn thi hành và thống nhất với yêu cầu về thể thức, kỹ thuật được quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
Đồng thời, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định cũng đã bổ sung và bỏ các biểu mẫu: (i) Bổ sung một số biểu mẫu để đáp ứng yêu cầu thực tế cũng như phù hợp với trình tự, thủ tục, yêu cầu, cụ thể, đó là: Biên bản về việc đọc, ghi chép và sao chụp hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT; quyết định phân công người trực tiếp giúp đỡ người giáo dục; quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT... (ii) Bỏ một số biểu mẫu do không thực sự cần thiết hoặc Luật năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định không còn quy định các thủ tục liên quan đến các biểu mẫu này, cụ thể, đó là các biểu mẫu: Đơn đề nghị miễn chấp hành thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT; thông báo về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp GDTXPTT để tiếp tục thi hành; thông báo kết quả xác minh đối với người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình…
3. Tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của Nghị định số 120/2021/NĐ-CP trong thực tiễn
Để thực hiện Nghị định số 120/2021/NĐ-CP một cách kịp thời, thống nhất, có hiệu quả, các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm, tập trung chỉ đạo làm tốt một số hoạt động sau:
Thứ nhất, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Nghị định số 120/2021/NĐ-CP đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính GDTXPTT, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính GDTXPTT, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thứ hai, chỉ đạo việc rà soát các văn bản hiện hành để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới bảo đảm phù hợp, thống nhất với Nghị định số 120/2021/NĐ-CP.
Thứ ba, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của Luật năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định số 120/2021/NĐ-CP; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện theo quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời có văn bản đề xuất gửi về Bộ Tư pháp (qua Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật) để hướng dẫn giải quyết.
ThS. Đặng Thanh Sơn
Cục trưởng Cục Quản lý XLVPHC và TDTHPL, Bộ Tư pháp
Cục trưởng Cục Quản lý XLVPHC và TDTHPL, Bộ Tư pháp
[1]. Cụ thể, đó là các nội dung như:
a) Về đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp tại Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020):
Thứ nhất, làm rõ hơn quy định “02 lần trở lên trong 06 tháng” thực hiện hành vi vi phạm là điều kiện để áp dụng biện pháp GDTXPTT.
Thứ hai, quy định cụ thể các hành vi vi phạm là điều kiện để áp dụng biện pháp GDTXPTT gắn với độ tuổi của từng đối tượng, bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch và sự phù hợp, thống nhất với quy định của Bộ luật Hình sự.
Thứ ba, bãi bỏ quy định về người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định là đối tượng bị áp dụng biện pháp GDTXPTT; đồng thời, bổ sung đối tượng bị áp dụng biện pháp GDTXPTT là người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
b) Về thủ tục áp dụng biện pháp tại Điều 97 và Điều 98 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020):
Thứ nhất, bỏ quy định công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT là một bước trong thủ tục áp dụng biện pháp này.
Thứ hai, rút ngắn các mốc thời gian và tách bạch các bước trong thủ tục áp dụng biện pháp GDTXPTT.
[2]. Những khó khăn vướng mắc được nêu cụ thể tại Báo cáo số 220b/BC-BTP ngày 07/10/2021 của Bộ Tư pháp về tổng kết 08 năm thực hiện Nghị định số 111/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 56/2016/NĐ-CP).