1. Dẫn nhập
Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy (Chỉ thị số 47-CT/TW) đã chỉ ra tình trạng buông lỏng, hiệu lực và hiệu quả thấp trong quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cùng với tình hình vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke diễn ra thường xuyên.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, tại quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) quận và UBND các phường ngày càng nhận thức rõ hơn và thực hiện đầy đủ hơn nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trong cơ quan, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Kết quả của những nỗ lực này là trong 05 năm gần đây, tình hình cháy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn quận Hà Đông đã giảm cả về số vụ và mức độ thiệt hại, góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện chung của Thành phố Hà Nội.
2. Thực trạng quản lý nhà nước, thi hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke tại quận Hà Đông
2.1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke đang được đẩy mạnh và đạt được hiệu quả tích cực. Nhiều mô hình sáng tạo trong phong trào này đã xuất hiện, nhận được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, như mô hình xây dựng cụm cơ quan an toàn phòng cháy, chữa cháy cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke; khu dân cư, chung cư an toàn về phòng cháy, chữa cháy. Ngoài ra, còn có mô hình vận động tiểu thương tự trang bị bình chữa cháy, cũng như hộ gia đình tự trang bị bình chữa cháy, tạo nên một cộng đồng an toàn và tích cực[2].
Với chức năng hỗ trợ UBND quận trong quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 4 đã chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn cháy, nổ. Thông qua kiểm tra định kỳ, hướng dẫn cơ sở và đơn vị thực hiện các biện pháp an toàn, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy đã phát hiện và đề xuất khắc phục hàng nghìn hạng mục thiếu sót về an toàn phòng cháy, chữa cháy, từ đó ngăn chặn kịp thời mọi rủi ro gây cháy và bảo vệ an toàn cho các cơ sở trọng điểm và sự kiện quan trọng của địa phương. Có thể khẳng định rằng, hoạt động quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn quận Hà Đông đã được quan tâm tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành, đóng góp quan trọng vào sự phát triển toàn diện và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương[3].
2.2. Một số bất cập, hạn chế
Thứ nhất, hệ thống pháp luật về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, mặc dù cơ bản là đầy đủ và có tính đồng bộ, nhưng một số quy định trong Luật Phòng cháy, chữa cháy và một số quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke đang thể hiện sự chồng chéo và không phù hợp với thực tế. Điều này có thể thấy qua những hạn chế trong một số quy định như về thành lập đội phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành, chế độ chính sách cho những người tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy và các vấn đề liên quan đến chiều cao công trình, số tầng tại các quy chuẩn không thống nhất, cũng như việc trang bị xe chữa cháy, tàu chữa cháy cho các công trình đặc thù.
Thứ hai, một số lãnh đạo các ngành, đơn vị và người dân còn chủ quan chưa nhận thức được tầm quan trọng, vai trò và vị thế của công tác phòng cháy, chữa cháy nói chung và đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke nói riêng. Trách nhiệm đối với công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke còn chưa được đặt lên hàng đầu và việc kết hợp công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh chưa được thực hiện một cách hiệu quả.
Thứ ba, tổ chức, biên chế, cán bộ và đào tạo, trang bị phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tuy đã được quan tâm, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Số lượng biên chế còn thiếu, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy còn chưa cao; phương tiện chữa cháy vừa thiếu, vừa lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác phòng cháy, chữa cháy[4].
Thứ tư, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành liên quan về phòng cháy, chữa cháy chưa đồng bộ và quyết liệt, thường mang tính hành chính. Công tác kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke chưa đạt sự chặt chẽ cần thiết đối với các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành. Việc phát hiện và kiến nghị giải quyết đúng những tồn tại và thiếu sót có thể dẫn đến tình trạng cháy nổ chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Trong khi đó, việc xử lý các vi phạm đang kéo dài nhưng chưa được thực hiện một cách kiên quyết.
Công tác thẩm định, duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke chưa thực hiện đầy đủ và không đạt sự chuyên sâu, đặc biệt là đối với chủ đầu tư và cơ quan tư vấn thiết kế. Nội dung kiểm tra và đối chiếu thẩm định, phê duyệt còn đơn giản và chưa sâu, đặc biệt là đối với các giải pháp bảo đảm an toàn như hệ thống thoát nạn, tạo áp, hút khói, bố trí dây chuyền công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, thang máy chữa cháy. Công tác nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke chưa tập trung đúng vào nội dung đã thẩm duyệt, chưa phát hiện được vi phạm trong quá trình thi công và công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực này không nghiêm.
Thứ năm, chưa có sự thống nhất chung về mô hình tổ chức cơ quan phòng cháy, chữa cháy trong lĩnh vực karaoke trên toàn quốc. Ngoài các nguyên nhân trên thì còn những vấn đề khách quan ảnh hưởng đến hiệu lực của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cụ thể như: Sự suy thoái kinh tế, lạm phát, doanh nghiệp gặp khó khăn và đời sống khó khăn của một số cư dân, điều kiện làm việc cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke vẫn chưa đáp ứng đúng yêu cầu...
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke
3.1. Hoàn thiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke
Hiện tại, hệ thống pháp luật về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke của nước ta vẫn còn thiếu và chưa hoàn thiện. Mặc dù đã có một số quy chuẩn, tiêu chuẩn chung về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke được ban hành trong thời gian qua, nhưng vẫn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể như quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke nhà máy điện, công trình ngầm, công trình siêu cao tầng và quy chuẩn trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke dành cho nhà và công trình.
Trước mắt, các bộ, ngành cần sớm có văn bản hướng dẫn điều chỉnh các quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy áp dụng riêng đối với loại hình này, nhất là các giải pháp ngăn cháy, ngăn khói và thoát nạn của cơ sở kinh doanh karaoke; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn về kiểm định khả năng chống cháy của vật liệu cách âm, cách nhiệt và vật liệu trang trí sử dụng tại các cơ sở này.
3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke
Xây dựng chiến lược phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, đặc biệt là trong các địa bàn quan trọng như công trình trọng điểm quốc gia, khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại, nơi có nguy cơ cháy, nổ cao, là một ưu tiên hàng đầu; cần tiến hành từng bước thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ, liên kết với quy hoạch hệ thống hạ tầng để bảo đảm an toàn trong công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, theo quy định của pháp luật.
Để bảo đảm an toàn, cần có kế hoạch xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có cơ sở vật chất lạc hậu, cũ kỹ, hoặc có nguy cơ cháy, nổ cao.
Đặc biệt, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước liên quan đến phòng cháy, chữa cháy đối với cả cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke; cần rà soát và ban hành quy định chi tiết để quản lý hiệu quả, bảo đảm tuân thủ quy chuẩn và tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke.
Ngoài ra, việc kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng chuyên nghiệp và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke ở mọi cấp là yếu tố quan trọng. Cần phát huy trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong việc hướng dẫn thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke.
Đồng thời, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, đặc biệt là trong các chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại, để khắc phục mọi vi phạm và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke. Việc xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cũng là một phần quan trọng trong chiến lược này.
3.3. Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke
Nâng cao đầu tư vào cơ sở vật chất và trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho cả hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke nói chung và đặc biệt là cho đội ngũ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke nói riêng, bảo đảm rằng họ có đủ nguồn lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Trách nhiệm trong việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác phòng cháy, chữa cháy của cả nước, đặc biệt là đội ngũ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke là nhiệm vụ chung của các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương.
3.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác phòng cháy, chữa cháy của các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện những bất cập, hạn chế trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy nói chung và đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke nói riêng, qua đó, cần kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt là các quy định về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke.
Tăng cường hoạt động thanh tra theo quy định pháp luật đối với các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền và các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật[5]./.
Nhóm nghiên cứu khoa học[1]
[1]. Nhóm sinh viên Học viện An ninh nhân dân thực hiện: Lê Trường Sơn (lớp B2-D54), Cao Tiến Minh (lớp B1-D54), Nguyễn Ngọc Phước (lớp B2-D54), Vũ Đình Văn (lớp B3-D54), Bùi Quỳnh Hương (lớp B4-D54).
[2]. Ðào Hữu Dân (2021), Ðề tài khoa học cấp cơ sở: “Nghiên cứu chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trước yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay”.
[3]. Ðào Hữu Dân (2022), Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, Nxb. Giao Thông vận tải.
[4]. Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Từ, Kiều Hồng Mai (2020), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh trong các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nước ta hiện nay.
[5]. Điều 2 Luật Thanh tra năm 2010.
(Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Kỳ 2 (Số 401), tháng 3/2024)