Xử phạt vi phạm hành chính là một trong những công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, tăng cường kỷ cương trong công tác quản lý hành chính của Nhà nước. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định 05 hình thức xử phạt áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong đó phạt tiền là hình thức xử phạt được áp dụng phổ biến. Cũng giống như các hình thức xử phạt khác, phạt tiền nhằm góp phần vào việc duy trì trật tự, kỷ cương, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội, thông qua cơ chế gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, vật chất của cá nhân, tổ chức vi phạm, mang tính “răn đe” đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, quy định mức phạt tiền tối đa đối với từng lĩnh vực quản lý nhà nước làm cơ sở cho việc quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm tính răn đe, ngăn ngừa vi phạm hành chính có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là cần cập nhật, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiện nay, có đến hơn 100 lĩnh vực quản lý nhà nước áp dụng xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, mức phạt tiền tối đa trong từng lĩnh vực cụ thể phải bảo đảm nhiều yêu cầu khác nhau như: Tính thích đáng với hậu quả của vi phạm hành chính gây ra; sự phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như điều kiện về mặt tài chính của từng đối tượng vi phạm cụ thể nói riêng… và một yêu cầu khác cũng quan trọng không kém là phải bảo đảm được tính “răn đe” của chế tài xử phạt; từ đó, nhằm giúp giảm thiểu vi phạm hành chính có thể xảy ra. Mức phạt tiền cụ thể của hành vi vi phạm sẽ được quy định dựa trên tính chất, mức độ, hậu quả của từng hành vi, chỉ những hành vi vi phạm thực sự có mức độ nghiêm trọng, gây hậu quả lớn mới áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định cho lĩnh vực đó.
Sau 08 năm triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014), có thể thấy rằng, mức phạt tiền tối đa đối với một số lĩnh vực cụ thể so với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay không còn phù hợp, không đảm bảo tính răn đe khi các hành vi vi phạm xảy ra ngày càng tinh vi, phổ biến và gây hậu quả lớn đến xã hội, gây thiệt hại kinh tế, nguồn thu lợi bất hợp pháp là rất lớn, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân. Vì vậy, việc nghiên cứu nâng mức phạt tiền tối đa đối với một số lĩnh vực để tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của nhóm hành vi vi phạm, tăng tính răn đe, phòng ngừa, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay; đồng thời phải đảm bảo thực hiện nghiêm nguyên tắc mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải được xử lý nghiêm minh là một trong những vấn đề quan trọng khi xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.
Bài viết “Những điểm mới về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước” của tác giả Triệu Thị Bình, được đăng tải trên ấn phẩm chuyên sâu 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2021 ““Những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” đã thống kê lại giúp bạn đọc một cách rất chi tiết về sự điều chỉnh mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực như: (i) Tăng mức phạt tiền trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; phòng, chống tệ nạn xã hội; cơ yếu; giáo dục; lĩnh vực điện lực, lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… (ii) Bổ sung mức phạt tiền tối đa đối với một số lĩnh vực như đối ngoại, tôn giáo, kiểm toán nhà nước, sở hữu trí tuệ, an ninh mạng; an toàn thông tin… (iii) Sửa đổi tên gọi của một số lĩnh vực.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Hiện nay, có đến hơn 100 lĩnh vực quản lý nhà nước áp dụng xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, mức phạt tiền tối đa trong từng lĩnh vực cụ thể phải bảo đảm nhiều yêu cầu khác nhau như: Tính thích đáng với hậu quả của vi phạm hành chính gây ra; sự phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như điều kiện về mặt tài chính của từng đối tượng vi phạm cụ thể nói riêng… và một yêu cầu khác cũng quan trọng không kém là phải bảo đảm được tính “răn đe” của chế tài xử phạt; từ đó, nhằm giúp giảm thiểu vi phạm hành chính có thể xảy ra. Mức phạt tiền cụ thể của hành vi vi phạm sẽ được quy định dựa trên tính chất, mức độ, hậu quả của từng hành vi, chỉ những hành vi vi phạm thực sự có mức độ nghiêm trọng, gây hậu quả lớn mới áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định cho lĩnh vực đó.
Sau 08 năm triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014), có thể thấy rằng, mức phạt tiền tối đa đối với một số lĩnh vực cụ thể so với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay không còn phù hợp, không đảm bảo tính răn đe khi các hành vi vi phạm xảy ra ngày càng tinh vi, phổ biến và gây hậu quả lớn đến xã hội, gây thiệt hại kinh tế, nguồn thu lợi bất hợp pháp là rất lớn, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân. Vì vậy, việc nghiên cứu nâng mức phạt tiền tối đa đối với một số lĩnh vực để tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của nhóm hành vi vi phạm, tăng tính răn đe, phòng ngừa, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay; đồng thời phải đảm bảo thực hiện nghiêm nguyên tắc mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải được xử lý nghiêm minh là một trong những vấn đề quan trọng khi xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.
Bài viết “Những điểm mới về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước” của tác giả Triệu Thị Bình, được đăng tải trên ấn phẩm chuyên sâu 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2021 ““Những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” đã thống kê lại giúp bạn đọc một cách rất chi tiết về sự điều chỉnh mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực như: (i) Tăng mức phạt tiền trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; phòng, chống tệ nạn xã hội; cơ yếu; giáo dục; lĩnh vực điện lực, lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… (ii) Bổ sung mức phạt tiền tối đa đối với một số lĩnh vực như đối ngoại, tôn giáo, kiểm toán nhà nước, sở hữu trí tuệ, an ninh mạng; an toàn thông tin… (iii) Sửa đổi tên gọi của một số lĩnh vực.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!