Sau khi Luật Giám định tư pháp có hiệu lực, mặc dù hoạt động giám định tư pháp đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên thực tiễn cho thấy vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải quan tâm và tăng cường nhiều mặt cho hoạt động này.
Qua nghiên cứu và thực tiễn về giám định tư pháp, tác giả Hải Đăng với bài viết “Những khó khăn, vướng mắc về giám định tư pháp trong giải quyết một số vụ án tham nhũng” đã phân tích một số hạn chế, vướng mắc của hoạt động giám định tư pháp trong giải quyết một số vụ án tham nhũng như vướng mắc về việc trưng cầu, tiếp nhận trưng cầu giám định; thực hiện giám định; đánh giá, sử dụng kết luận giám định... Bên cạnh đó, tác giả còn nhận diện một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về giám định tư pháp trong giải quyết một số vụ án tham nhũng và từ đó kiến nghị, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm hoạt động giám định tư pháp ở các lĩnh vực, đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động tố tụng nói chung và giải quyết án tham nhũng nói riêng.
Để tìm hiểu thêm về nội dung chi tiết của bài viết, chúng tôi xin trân trọng kính mời quý độc giả đón đọc bài viết này trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề tháng 11/2014 về “Thực hiện Luật Giám định tư pháp”.
Minh Minh