Là người tốt nghiệp đại học luật (năm 1978) nhưng tôi may mắn có một số năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, cụ thể là tạp chí. Năm 1978, tốt nghiệp cử nhân luật tại Liên Xô (cũ), tôi được phân công về làm cán bộ giảng dạy Khoa Pháp lý, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội), sau đó là Trường Đại học Luật Hà Nội.
Khi Bộ Tư pháp tái lập (năm 1981), theo yêu cầu công tác, tháng 9/1984, tôi về công tác tại Vụ Kế hoạch - Tổng hợp. Khi đó, Tập san Pháp chế xã hội chủ nghĩa (nay là Tạp chí Dân chủ và Pháp luật) là bộ phận thuộc Vụ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Năm 1985, khi Báo Pháp luật thường thức (nay là Báo Pháp luật Việt Nam) được thành lập, những cán bộ đã có kinh nghiệm làm Tập san được điều động sang làm việc ở Tòa soạn báo. Còn Tập san Pháp chế xã hội chủ nghĩa chuyển về Vụ Kế hoạch - Tổng hợp do bác Nguyễn Văn Thảo là Vụ trưởng kiêm Tổng biên tập. Tôi được bổ nhiệm Trưởng Phòng phụ trách công tác Tập san. Năm 1987, do sắp xếp lại tổ chức cơ quan Bộ Tư pháp, Tập san chuyển về Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, đổi tên thành Tạp chí Pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tôi được bổ nhiệm Phó Tổng biên tập. Tháng 3/1992, Tạp chí Pháp chế xã hội chủ nghĩa đổi tên thành Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Ngày 11/11/1992, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra Quyết định số 306/QĐ-TC tách Tạp chí Dân chủ và Pháp luật từ Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý thành đơn vị cấp vụ trực thuộc Bộ Tư pháp. Tôi được giao Quyền Tổng biên tập và từ tháng 02/1993, được bổ nhiệm Tổng biên tập. Những năm tháng đầu tiên “mon men” vào nghề báo đã để lại trong tôi rất nhiều kỷ niệm. Chúng tôi làm tạp chí rất say sưa, hứng khởi, nhất là sau khi có Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng thì không khí báo chí sôi động hơn rất nhiều, không chỉ trong các tòa soạn báo ngày, báo tuần mà trong cả các tạp chí nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp vụ.
Sau một số năm công tác ở Tạp chí, tháng 9/2003, Bộ Tư pháp điều động tôi về Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật. Lúc đó, nghĩ mình đã chia tay với nghề báo, tôi có chút bồi hồi, nhưng tôi đã gặp may khi Bộ Tư pháp (là cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ) xuất bản “Đặc san Tuyên truyền pháp luật”, tôi là Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, có một chút kinh nghiệm làm tạp chí nên được phân công làm Trưởng Ban Biên tập. Tháng 12/2008, Bộ Tư pháp điều động tôi làm Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Tư pháp, lĩnh vực cũng rất gần gũi với báo chí. Đúng 03 năm sau, tháng 12/2011, tôi được điều động về Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương làm Ủy viên chuyên trách - thường trực. Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương có Bản tin Cải cách tư pháp ra hàng tháng, đưa các thông tin lý luận và thực tiễn về cải cách tư pháp trong và ngoài nước. Do có nghiệp vụ báo chí nên tôi được giao nhiệm vụ kiêm Trưởng Ban Biên tập Bản tin. Sau khi nghỉ hưu theo chế độ (năm 2016), tôi tham gia Hội đồng Biên tập Tạp chí Khoa học chính trị (Học viện Chính trị Khu vực II), Tạp chí Việt Nam Hội nhập và hiện là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Như vậy, từ lúc “mon men” vào nghề báo tính đến nay đã 36 năm!
Tôi cứ suy nghĩ vì sao có thể làm được công việc báo chí ngần ấy năm dù không được học chuyên ngành báo chí? Có lẽ người động viên tôi nhiều nhất là cố Tổng biên tập Nguyễn Văn Thảo và cố Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phan Hiền. Bác Phan Hiền nguyên là Bộ trưởng phụ trách công tác thông tin, báo chí, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vì tôi làm công tác tổng hợp của Bộ nên hay có dịp được tiếp xúc với Bộ trưởng. Ông nói với tôi, đã có bằng cử nhân luật, để làm được tạp chí thì phải đi học cách làm báo, học chính trị và ngoại ngữ. Năm 1986, Tổng biên tập Nguyễn Văn Thảo đã đề nghị Văn phòng Bộ Tư pháp cấp kinh phí cho 05 anh, chị, em chúng tôi đi học lớp nghiệp vụ báo chí ngắn hạn của Hội Nhà báo Việt Nam. Các giảng viên đều là những nhà báo lão thành như Trương Nguyên Mân, Hà Đăng, Hà Xuân Trường, Phan Quang, Phạm Khắc Lãm, Hữu Thọ, Xuân Cang… Chính lớp học này đã giúp chúng tôi có được những kiến thức cơ bản về nghề báo và kỹ năng làm tạp chí.
Thời gian trôi qua, chúng tôi vào nghề báo chí với “lưng vốn” kiến thức và kỹ năng làm báo ít ỏi. Tuy nhiên, các thầy đã truyền cho chúng tôi lòng yêu nghề, trách nhiệm xã hội của nhà báo nên dù phải làm báo chí trong cơ chế tập trung, bao cấp hay cơ chế của kinh tế thị trường, dù làm tạp chí, báo hay bản tin đều vẫn vui vẻ và cố gắng hết mình. Cùng với đó, tự học là một phương pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ hiệu quả. Tôi còn nhớ, khi trao quyết định tách Tạp chí Dân chủ và Pháp luật từ Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý thành đơn vị cấp vụ trực thuộc Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc có dặn: Tổng biên tập Tạp chí của bộ, ngành trung ương phải là nhà khoa học, đồng chí cố gắng phấn đấu nâng cao hơn nữa về chuyên môn, nghiệp vụ và động viên anh, chị, em cán bộ Tòa soạn đi học nâng cao trình độ. Chúng tôi đã cùng nhau phấn đấu và từng bước trưởng thành. Kế tiếp tôi là TS. Nguyễn Văn Tuân, TS. Đặng Vũ Huân làm Tổng biên tập đã cùng tập thể tòa soạn nỗ lực, vượt mọi khó khăn, đưa Tạp chí Dân chủ và Pháp luật thành tạp chí có uy tín, được giới khoa học và hoạt động thực tiễn đánh giá cao, củng cố rất tốt vị thế của Tạp chí. Hiện nay, TS. Vũ Hoài Nam, nhà khoa học trẻ làm Tổng biên tập là sự kế thừa truyền thống của Tạp chí, chắc chắn sẽ cùng các phóng viên, biên tập viên, người lao động tiếp tục có những đóng góp tích cực, thiết thực cho sự nghiệp công tác tư pháp, để Tạp chí Dân chủ và Pháp luật luôn xứng đáng là người chép sử của Ngành Tư pháp.
Khi Bộ Tư pháp tái lập (năm 1981), theo yêu cầu công tác, tháng 9/1984, tôi về công tác tại Vụ Kế hoạch - Tổng hợp. Khi đó, Tập san Pháp chế xã hội chủ nghĩa (nay là Tạp chí Dân chủ và Pháp luật) là bộ phận thuộc Vụ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Năm 1985, khi Báo Pháp luật thường thức (nay là Báo Pháp luật Việt Nam) được thành lập, những cán bộ đã có kinh nghiệm làm Tập san được điều động sang làm việc ở Tòa soạn báo. Còn Tập san Pháp chế xã hội chủ nghĩa chuyển về Vụ Kế hoạch - Tổng hợp do bác Nguyễn Văn Thảo là Vụ trưởng kiêm Tổng biên tập. Tôi được bổ nhiệm Trưởng Phòng phụ trách công tác Tập san. Năm 1987, do sắp xếp lại tổ chức cơ quan Bộ Tư pháp, Tập san chuyển về Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, đổi tên thành Tạp chí Pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tôi được bổ nhiệm Phó Tổng biên tập. Tháng 3/1992, Tạp chí Pháp chế xã hội chủ nghĩa đổi tên thành Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Ngày 11/11/1992, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra Quyết định số 306/QĐ-TC tách Tạp chí Dân chủ và Pháp luật từ Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý thành đơn vị cấp vụ trực thuộc Bộ Tư pháp. Tôi được giao Quyền Tổng biên tập và từ tháng 02/1993, được bổ nhiệm Tổng biên tập. Những năm tháng đầu tiên “mon men” vào nghề báo đã để lại trong tôi rất nhiều kỷ niệm. Chúng tôi làm tạp chí rất say sưa, hứng khởi, nhất là sau khi có Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng thì không khí báo chí sôi động hơn rất nhiều, không chỉ trong các tòa soạn báo ngày, báo tuần mà trong cả các tạp chí nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp vụ.
Sau một số năm công tác ở Tạp chí, tháng 9/2003, Bộ Tư pháp điều động tôi về Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật. Lúc đó, nghĩ mình đã chia tay với nghề báo, tôi có chút bồi hồi, nhưng tôi đã gặp may khi Bộ Tư pháp (là cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ) xuất bản “Đặc san Tuyên truyền pháp luật”, tôi là Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, có một chút kinh nghiệm làm tạp chí nên được phân công làm Trưởng Ban Biên tập. Tháng 12/2008, Bộ Tư pháp điều động tôi làm Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Tư pháp, lĩnh vực cũng rất gần gũi với báo chí. Đúng 03 năm sau, tháng 12/2011, tôi được điều động về Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương làm Ủy viên chuyên trách - thường trực. Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương có Bản tin Cải cách tư pháp ra hàng tháng, đưa các thông tin lý luận và thực tiễn về cải cách tư pháp trong và ngoài nước. Do có nghiệp vụ báo chí nên tôi được giao nhiệm vụ kiêm Trưởng Ban Biên tập Bản tin. Sau khi nghỉ hưu theo chế độ (năm 2016), tôi tham gia Hội đồng Biên tập Tạp chí Khoa học chính trị (Học viện Chính trị Khu vực II), Tạp chí Việt Nam Hội nhập và hiện là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Như vậy, từ lúc “mon men” vào nghề báo tính đến nay đã 36 năm!
Tôi cứ suy nghĩ vì sao có thể làm được công việc báo chí ngần ấy năm dù không được học chuyên ngành báo chí? Có lẽ người động viên tôi nhiều nhất là cố Tổng biên tập Nguyễn Văn Thảo và cố Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phan Hiền. Bác Phan Hiền nguyên là Bộ trưởng phụ trách công tác thông tin, báo chí, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vì tôi làm công tác tổng hợp của Bộ nên hay có dịp được tiếp xúc với Bộ trưởng. Ông nói với tôi, đã có bằng cử nhân luật, để làm được tạp chí thì phải đi học cách làm báo, học chính trị và ngoại ngữ. Năm 1986, Tổng biên tập Nguyễn Văn Thảo đã đề nghị Văn phòng Bộ Tư pháp cấp kinh phí cho 05 anh, chị, em chúng tôi đi học lớp nghiệp vụ báo chí ngắn hạn của Hội Nhà báo Việt Nam. Các giảng viên đều là những nhà báo lão thành như Trương Nguyên Mân, Hà Đăng, Hà Xuân Trường, Phan Quang, Phạm Khắc Lãm, Hữu Thọ, Xuân Cang… Chính lớp học này đã giúp chúng tôi có được những kiến thức cơ bản về nghề báo và kỹ năng làm tạp chí.
Thời gian trôi qua, chúng tôi vào nghề báo chí với “lưng vốn” kiến thức và kỹ năng làm báo ít ỏi. Tuy nhiên, các thầy đã truyền cho chúng tôi lòng yêu nghề, trách nhiệm xã hội của nhà báo nên dù phải làm báo chí trong cơ chế tập trung, bao cấp hay cơ chế của kinh tế thị trường, dù làm tạp chí, báo hay bản tin đều vẫn vui vẻ và cố gắng hết mình. Cùng với đó, tự học là một phương pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ hiệu quả. Tôi còn nhớ, khi trao quyết định tách Tạp chí Dân chủ và Pháp luật từ Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý thành đơn vị cấp vụ trực thuộc Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc có dặn: Tổng biên tập Tạp chí của bộ, ngành trung ương phải là nhà khoa học, đồng chí cố gắng phấn đấu nâng cao hơn nữa về chuyên môn, nghiệp vụ và động viên anh, chị, em cán bộ Tòa soạn đi học nâng cao trình độ. Chúng tôi đã cùng nhau phấn đấu và từng bước trưởng thành. Kế tiếp tôi là TS. Nguyễn Văn Tuân, TS. Đặng Vũ Huân làm Tổng biên tập đã cùng tập thể tòa soạn nỗ lực, vượt mọi khó khăn, đưa Tạp chí Dân chủ và Pháp luật thành tạp chí có uy tín, được giới khoa học và hoạt động thực tiễn đánh giá cao, củng cố rất tốt vị thế của Tạp chí. Hiện nay, TS. Vũ Hoài Nam, nhà khoa học trẻ làm Tổng biên tập là sự kế thừa truyền thống của Tạp chí, chắc chắn sẽ cùng các phóng viên, biên tập viên, người lao động tiếp tục có những đóng góp tích cực, thiết thực cho sự nghiệp công tác tư pháp, để Tạp chí Dân chủ và Pháp luật luôn xứng đáng là người chép sử của Ngành Tư pháp.
PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn
Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (1993 - 2003)
Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (1993 - 2003)