Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và chuẩn bị cho việc xã hội hoá hoạt động công chứng bằng việc ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai như: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó có việc xã hội hoá hoạt động công chứng; Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương “rà soát, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của các Phòng công chứng trên địa phương mình, đề xuất cổ phần hóa các Phòng công chứng đủ điều kiện theo lộ trình phù hợp” ; các quy định chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trong Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định số 29/2015/NĐ-CP/NĐ-CP ngày 15/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng năm 2014 (Nghị định số 29/2015/NĐ-CP) tiếp tục thể chế hoá nội dung về xã hội hoá công chứng ở nước ta.
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật xin trận trọng giới thiệu đến bạn đọc bài viết: “Những vấn đề cần quan tâm khi thực hiện chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng” của tác giả Thanh Nga với những nội dung chính sau: (1) Sự cần thiết chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; (2) Một số vấn đề quan tâm khi thực hiện chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng
Để biết thêm những nội dung những vấn đề cần quan tâm khi thực hiện chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, độc giả có thể xem bài viết được đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề 32 trang “Triển khai thi hành Luật Công chứng 2014” tháng 6/2015.
Vũ Hải Việt