Trong những năm qua, cùng với sự hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện và sâu rộng, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật và ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, dưới sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, đã nảy sinh nhiều vấn đề thách thức, trong đó có vấn đề về bảo vệ môi trường. Hệ quả của việc phát triển kinh tế - xã hội không chỉ làm cho môi trường bị ô nhiễm mà còn gây ra khả năng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Do đó, việc phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm đó là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Bài viết này nêu lên tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay; khái quát về tổ chức bộ máy của Cảnh sát môi trường và kết quả hoạt động của cơ quan này trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên cả nước; nêu lên một số khó khăn, vướng mắc trong điều tra, xử lý đối với tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường trong thời gian tới.
Kính mời độc giả đọc bài viết của Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) trên số Chuyên đề 200 trang “Tội phạm môi trường - Khung pháp luật và thực tiễn thực thi ở Việt Nam hiện nay” năm 2019 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.