Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm trên 5%/năm. Với sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, các ngành, các cấp đã có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, đổi mới hình thức, lựa chọn nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng và địa bàn cụ thể, qua đó đã tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức tôn trọng, thi hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân; góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân, duy trì trật tự pháp luật, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Triển khai Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 07/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Chỉ thị số 10-CT/TU), các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động quán triệt những nội dung cơ bản của Chỉ thị này tới toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm, tình hình và nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng cấp. Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được quan tâm chỉ đạo thực hiện với việc triển khai thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát định kỳ theo kế hoạch của Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Các cấp ủy đảng đã ban hành nghị quyết chuyên đề, các kế hoạch và chương trình hành động; đưa nội dung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của cấp ủy đảng với phương châm “Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng”; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo giai đoạn, hàng năm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân thông qua thực hiện vai trò của cơ quan tham mưu triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật triển khai Chỉ thị số 10-CT/TU. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 02/12/2021 về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể trong tỉnh triển khai thực hiện.
Tổ chức phổ biến, quán triệt kịp thời, đầy đủ các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trọng tâm là Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; gắn việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh. Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của Trung ương, đồng thời ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả các đề án, nghị quyết, kế hoạch của tỉnh về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Lấy người dân làm trung tâm, tăng cường dân chủ, phát huy quyền con người, quyền công dân trong tham gia quản lý nhà nước, xã hội và xây dựng, hoàn thiện pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả. Củng cố, kiện toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp. Kiện toàn và phát huy tốt vai trò nòng cốt của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; cập nhật văn bản quy phạm pháp luật mới do các cơ quan trung ương và địa phương ban hành cho đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, tư vấn viên pháp luật, người làm công tác pháp chế trong các cơ quan, đơn vị.
Các cơ quan từ cấp tỉnh như Đảng ủy Khối cơ quan - doanh nghiệp tỉnh, Đảng ủy Công an tỉnh, Đảng ủy Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Đảng ủy Ban chấp hành Quân sự tỉnh, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy đã ban hành các kế hoạch, nghị quyết chuyên đề về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cấp ủy; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 72 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo giai đoạn và hàng năm. Các sở, ban, ngành; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể; các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh đã ban hành 532 văn bản triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị.
Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy đã ban hành các kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU; Ủy ban nhân dân và Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thành phố, thị xã đã ban hành 533 văn bản chỉ đạo các phòng, ban, đoàn thể cấp huyện; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn triển khai thực hiện các nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo giai đoạn, hàng năm. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn căn cứ chỉ đạo của Đảng bộ cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai trên địa bàn.
Với phương châm xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các nghị quyết, quyết định triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật; các văn chỉ đạo hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thực hiện củng cố, kiện toàn Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị địa phương. Theo đó, để bảo đảm cho việc triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 06 nghị quyết về mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật để các cấp, các ngành áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh. Xây dựng nguồn lực bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với 13 Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, 3.079 người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và sự tham gia của 7.312 hòa giải viên kiêm nhiệm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, 72 cán bộ làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
Việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương lớn, các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII được các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai nghiêm túc, gắn với việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến chuyên sâu các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực ngành phụ trách đến mọi tầng lớp nhân dân. Theo số liệu thống kê từ năm 2011 đến hết ngày 30/6/2021, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã tổ chức được 126.937 buổi tuyên truyền pháp luật cho 9.261.141 lượt người; tổ chức 21 hội thi và cuộc thi tìm hiểu pháp luật; biên soạn và cấp phát 1.265.110 tài liệu; xây dựng quản lý và khai thác tủ sách, ngăn sách, túi sách pháp luật; phối hợp xây dựng duy trì 60 chuyên mục tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật trên sóng phát thanh - truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và 06 chuyên mục trên Báo Lào Cai; phát sóng được 111.754 giờ trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở; tổ chức 665 buổi tuyên truyền lưu động, 1.108 buổi chiếu bóng lưu động có nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở (hòa giải 21.912 vụ việc mâu thuẫn tranh chấp trong cộng đồng dân cư của 1.545 tổ hòa giải tại các thôn, tổ dân phố); tiếp nhận 17.554 yêu cầu trợ giúp pháp lý; thực hiện 2.061 đợt trợ giúp pháp lý lưu động; triển khai các đề án, dự án về phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp; Chương trình mục tiêu quốc gia, 07 chương trình và 27 đề án, 04 chương trình và 19 đề án trọng tâm của tỉnh Lào Cai các giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 và Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào, hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người.
Các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đến công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức đánh giá về chất lượng hoạt động của các mô hình, sơ kết, tổng kết để nhân rộng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả được các ngành, các cấp quan tâm triển khai thực hiện. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 152 Ban Tuyên vận xã, phường, thị trấn với tổng số 1.586 cán bộ làm công tác tuyên vận; 1.503 tổ tuyên vận thôn, tổ dân phố với 4.728 tuyên vận viên; 120 mô hình an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại cộng đồng với 4.000 thành viên tham gia được quản lý bởi Hội Phụ nữ các cấp; 214 câu lạc bộ và 152 mô hình “Khu dân cư không có thanh, thiếu niên mắc tệ nạn xã hội” được quản lý bởi các huyện, thị xã, thành đoàn và đoàn trực thuộc; 475 Câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình được thành lập và duy trì hoạt động tại 97 xã; 60 mô hình với 1.287 điểm do lực lượng công an phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xây dựng. Thông qua hoạt động của các mô hình đã tuyên truyền, phổ biến các quy định, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người dân ở cơ sở, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng, vận động người dân ở cơ sở nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, góp phần giữ vững an ninh trật tự tại địa bàn.
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đổi mới trong xác định nội dung, đa dạng hóa hình thức phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; chú trọng triển khai hiệu quả hình thức tuyên truyền miệng, sinh hoạt “Ngày Pháp luật”; nâng cao chất lượng dạy học pháp luật trong hệ thống trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung được thực hiện thông qua hoạt động tổng kết của các chi bộ cơ sở và các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, kết quả tổng kết Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật theo giai đoạn 2017 - 2021 của Ủy ban nhân dân các cấp và các ngành được giao chủ trì đề án, chương trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã đã tặng giấy khen cho 28 tập thể và 65 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 và các đề án thuộc Chương trình tại địa phương. Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai đã tặng giấy khen cho 09 tập thể, 19 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021. Đồng thời đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen cho 12 tập thể và 18 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình. Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU, các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã tặng giấy khen của Ban Thường vụ Đảng ủy cho 32 tập thể và 74 cá nhân là tổ chức đảng, đảng viên của Đảng ủy và chi bộ trực thuộc các Đảng ủy. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành quyết định tặng bằng khen cho 04 tập thể và 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị.
Những tác động tích cực khi thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU
Sự chuyển biến trong nhận thức và chỉ đạo triển khai của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó, xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương chứ không phải chỉ là nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Điều này được thể hiện ở việc ban hành các nghị quyết chuyên đề; kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU; đưa nội dung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện trong cả nhiệm kỳ và hàng năm của cấp ủy và hoạt động tăng cường kiểm tra, giám sát các chi bộ, đảng bộ trực thuộc trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy đảng các cấp mà công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh đã được chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; củng cố, kiện toàn Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thì việc bố trí kinh phí cho công tác này ngày càng được quan tâm theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc triển khai thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã tích cực, chủ động thực hiện và phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân tích cực tham gia, chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tác động tích cực của việc ban hành các văn bản, thể chế, chính sách là tạo cơ sở để các ngành tăng cường nguồn lực đầu tư cho triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Thể chế, chính sách của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012; các văn bản hướng dẫn thi hành và tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Sự chuyển biến về số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị, địa phương từng bước được cải thiện, nâng cao, bảo đảm ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao trong quản lý cũng như các hoạt động chuyên môn.
Hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt được từ việc xác định nội dung, đổi mới trong lựa chọn các hình thức, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật; các nguồn lực để thực hiện công tác này được bảo đảm và đặc biệt là việc thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cấp ủy Đảng và lãnh đạo các ngành đã đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật để nâng cao trình độ nhận thức cho các đối tượng, giúp họ có khả năng vận dụng thực tiễn cuộc sống. Hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật được đa dạng hóa, sử dụng linh hoạt không cứng nhắc; các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, giáo dục quốc phòng, chuyên môn đều có thể lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật phù hợp với đối tượng và tình hình thực tế ở địa phương; các buổi tọa đàm, giao lưu cũng có thể lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật thông qua nội dung trò chuyện của khách mời, câu hỏi giao lưu với khán giả...; các chương trình hoạt động của Đội thông tin lưu động về cơ sở đều lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt cảnh tình huống, tiểu phẩm; các buổi họp thôn, bản, tổ dân phố đều có nội dung triển khai thực hiện văn bản mới của trung ương, của địa phương thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hoạt động của tổ tuyên vận cơ sở. Việc hưởng ứng Ngày Pháp luật đã được triển khai sâu rộng, thực chất, hiệu quả, tạo được hiệu ứng tích cực, lan tỏa; nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong toàn xã hội. Nguồn kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện từ nguồn ngân sách theo quy định; ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã vận động các nguồn kinh phí khác để đầu tư cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo đó, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từng bước được nâng cao, góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao dân trí pháp lý, văn hóa pháp luật. Vì vậy, tình hình vi phạm pháp luật nhìn chung có xu hướng giảm, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Có được những kết quả nổi bật trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nêu trên là do tỉnh Lào Cai đã xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác này. Thực tế cho thấy, ở nơi nào cấp ủy, chính quyền, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, tích cực và có sự phối hợp chặt chẽ trong triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thì đơn vị, địa phương đó thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10-CT/TU, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, địa phương đó; tăng cường ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện làm tốt vai trò của mình trong tham mưu cho Hội đồng triển khai nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn các ngành thành viên, cấp dưới trong việc định hướng, tư vấn về tổ chức triển khai, kiểm tra các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật theo định kỳ; thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật nào biết phát huy khả năng, thế mạnh của ngành mình và tận tâm, trách nhiệm thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở ngành đó được triển khai thuận lợi, có hiệu quả. Đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bảo đảm đủ về số lượng, có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao; bảo đảm có cán bộ chuyên trách về phổ biến, giáo dục pháp luật ở các đơn vị, địa phương để làm đầu mối thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời trang bị tài liệu, phương tiện và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ này.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được tiến hành thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm; phân loại đối tượng tuyên truyền để lựa chọn nội dung, hình thức và tài liệu tuyên truyền phù hợp. Phải biết kết hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, văn hóa, truyền thống; đặc biệt, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao khi gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; gắn với việc thực hiện Quy định số 01-QĐ/TU của Tỉnh ủy về trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu; thực sự coi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng; củng cố, kiện toàn Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đầu tư thỏa đáng về nhân lực và quan tâm bố trí kinh phí kịp thời cho công tác này.
Triển khai Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 07/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Chỉ thị số 10-CT/TU), các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động quán triệt những nội dung cơ bản của Chỉ thị này tới toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm, tình hình và nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng cấp. Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được quan tâm chỉ đạo thực hiện với việc triển khai thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát định kỳ theo kế hoạch của Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Các cấp ủy đảng đã ban hành nghị quyết chuyên đề, các kế hoạch và chương trình hành động; đưa nội dung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của cấp ủy đảng với phương châm “Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng”; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo giai đoạn, hàng năm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân thông qua thực hiện vai trò của cơ quan tham mưu triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật triển khai Chỉ thị số 10-CT/TU. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 02/12/2021 về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể trong tỉnh triển khai thực hiện.
Tổ chức phổ biến, quán triệt kịp thời, đầy đủ các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trọng tâm là Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; gắn việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh. Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của Trung ương, đồng thời ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả các đề án, nghị quyết, kế hoạch của tỉnh về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Lấy người dân làm trung tâm, tăng cường dân chủ, phát huy quyền con người, quyền công dân trong tham gia quản lý nhà nước, xã hội và xây dựng, hoàn thiện pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả. Củng cố, kiện toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp. Kiện toàn và phát huy tốt vai trò nòng cốt của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; cập nhật văn bản quy phạm pháp luật mới do các cơ quan trung ương và địa phương ban hành cho đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, tư vấn viên pháp luật, người làm công tác pháp chế trong các cơ quan, đơn vị.
Các cơ quan từ cấp tỉnh như Đảng ủy Khối cơ quan - doanh nghiệp tỉnh, Đảng ủy Công an tỉnh, Đảng ủy Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Đảng ủy Ban chấp hành Quân sự tỉnh, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy đã ban hành các kế hoạch, nghị quyết chuyên đề về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cấp ủy; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 72 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo giai đoạn và hàng năm. Các sở, ban, ngành; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể; các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh đã ban hành 532 văn bản triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị.
Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy đã ban hành các kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU; Ủy ban nhân dân và Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thành phố, thị xã đã ban hành 533 văn bản chỉ đạo các phòng, ban, đoàn thể cấp huyện; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn triển khai thực hiện các nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo giai đoạn, hàng năm. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn căn cứ chỉ đạo của Đảng bộ cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai trên địa bàn.
Với phương châm xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các nghị quyết, quyết định triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật; các văn chỉ đạo hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thực hiện củng cố, kiện toàn Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị địa phương. Theo đó, để bảo đảm cho việc triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 06 nghị quyết về mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật để các cấp, các ngành áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh. Xây dựng nguồn lực bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với 13 Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, 3.079 người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và sự tham gia của 7.312 hòa giải viên kiêm nhiệm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, 72 cán bộ làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
Việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương lớn, các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII được các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai nghiêm túc, gắn với việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến chuyên sâu các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực ngành phụ trách đến mọi tầng lớp nhân dân. Theo số liệu thống kê từ năm 2011 đến hết ngày 30/6/2021, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã tổ chức được 126.937 buổi tuyên truyền pháp luật cho 9.261.141 lượt người; tổ chức 21 hội thi và cuộc thi tìm hiểu pháp luật; biên soạn và cấp phát 1.265.110 tài liệu; xây dựng quản lý và khai thác tủ sách, ngăn sách, túi sách pháp luật; phối hợp xây dựng duy trì 60 chuyên mục tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật trên sóng phát thanh - truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và 06 chuyên mục trên Báo Lào Cai; phát sóng được 111.754 giờ trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở; tổ chức 665 buổi tuyên truyền lưu động, 1.108 buổi chiếu bóng lưu động có nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở (hòa giải 21.912 vụ việc mâu thuẫn tranh chấp trong cộng đồng dân cư của 1.545 tổ hòa giải tại các thôn, tổ dân phố); tiếp nhận 17.554 yêu cầu trợ giúp pháp lý; thực hiện 2.061 đợt trợ giúp pháp lý lưu động; triển khai các đề án, dự án về phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp; Chương trình mục tiêu quốc gia, 07 chương trình và 27 đề án, 04 chương trình và 19 đề án trọng tâm của tỉnh Lào Cai các giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 và Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào, hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người.
Các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đến công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức đánh giá về chất lượng hoạt động của các mô hình, sơ kết, tổng kết để nhân rộng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả được các ngành, các cấp quan tâm triển khai thực hiện. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 152 Ban Tuyên vận xã, phường, thị trấn với tổng số 1.586 cán bộ làm công tác tuyên vận; 1.503 tổ tuyên vận thôn, tổ dân phố với 4.728 tuyên vận viên; 120 mô hình an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại cộng đồng với 4.000 thành viên tham gia được quản lý bởi Hội Phụ nữ các cấp; 214 câu lạc bộ và 152 mô hình “Khu dân cư không có thanh, thiếu niên mắc tệ nạn xã hội” được quản lý bởi các huyện, thị xã, thành đoàn và đoàn trực thuộc; 475 Câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình được thành lập và duy trì hoạt động tại 97 xã; 60 mô hình với 1.287 điểm do lực lượng công an phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xây dựng. Thông qua hoạt động của các mô hình đã tuyên truyền, phổ biến các quy định, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người dân ở cơ sở, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng, vận động người dân ở cơ sở nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, góp phần giữ vững an ninh trật tự tại địa bàn.
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đổi mới trong xác định nội dung, đa dạng hóa hình thức phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; chú trọng triển khai hiệu quả hình thức tuyên truyền miệng, sinh hoạt “Ngày Pháp luật”; nâng cao chất lượng dạy học pháp luật trong hệ thống trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung được thực hiện thông qua hoạt động tổng kết của các chi bộ cơ sở và các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, kết quả tổng kết Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật theo giai đoạn 2017 - 2021 của Ủy ban nhân dân các cấp và các ngành được giao chủ trì đề án, chương trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã đã tặng giấy khen cho 28 tập thể và 65 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 và các đề án thuộc Chương trình tại địa phương. Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai đã tặng giấy khen cho 09 tập thể, 19 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021. Đồng thời đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen cho 12 tập thể và 18 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình. Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU, các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã tặng giấy khen của Ban Thường vụ Đảng ủy cho 32 tập thể và 74 cá nhân là tổ chức đảng, đảng viên của Đảng ủy và chi bộ trực thuộc các Đảng ủy. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành quyết định tặng bằng khen cho 04 tập thể và 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị.
Những tác động tích cực khi thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU
Sự chuyển biến trong nhận thức và chỉ đạo triển khai của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó, xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương chứ không phải chỉ là nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Điều này được thể hiện ở việc ban hành các nghị quyết chuyên đề; kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU; đưa nội dung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện trong cả nhiệm kỳ và hàng năm của cấp ủy và hoạt động tăng cường kiểm tra, giám sát các chi bộ, đảng bộ trực thuộc trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy đảng các cấp mà công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh đã được chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; củng cố, kiện toàn Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thì việc bố trí kinh phí cho công tác này ngày càng được quan tâm theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc triển khai thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã tích cực, chủ động thực hiện và phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân tích cực tham gia, chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tác động tích cực của việc ban hành các văn bản, thể chế, chính sách là tạo cơ sở để các ngành tăng cường nguồn lực đầu tư cho triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Thể chế, chính sách của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012; các văn bản hướng dẫn thi hành và tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Sự chuyển biến về số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị, địa phương từng bước được cải thiện, nâng cao, bảo đảm ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao trong quản lý cũng như các hoạt động chuyên môn.
Hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt được từ việc xác định nội dung, đổi mới trong lựa chọn các hình thức, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật; các nguồn lực để thực hiện công tác này được bảo đảm và đặc biệt là việc thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cấp ủy Đảng và lãnh đạo các ngành đã đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật để nâng cao trình độ nhận thức cho các đối tượng, giúp họ có khả năng vận dụng thực tiễn cuộc sống. Hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật được đa dạng hóa, sử dụng linh hoạt không cứng nhắc; các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, giáo dục quốc phòng, chuyên môn đều có thể lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật phù hợp với đối tượng và tình hình thực tế ở địa phương; các buổi tọa đàm, giao lưu cũng có thể lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật thông qua nội dung trò chuyện của khách mời, câu hỏi giao lưu với khán giả...; các chương trình hoạt động của Đội thông tin lưu động về cơ sở đều lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt cảnh tình huống, tiểu phẩm; các buổi họp thôn, bản, tổ dân phố đều có nội dung triển khai thực hiện văn bản mới của trung ương, của địa phương thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hoạt động của tổ tuyên vận cơ sở. Việc hưởng ứng Ngày Pháp luật đã được triển khai sâu rộng, thực chất, hiệu quả, tạo được hiệu ứng tích cực, lan tỏa; nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong toàn xã hội. Nguồn kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện từ nguồn ngân sách theo quy định; ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã vận động các nguồn kinh phí khác để đầu tư cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo đó, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từng bước được nâng cao, góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao dân trí pháp lý, văn hóa pháp luật. Vì vậy, tình hình vi phạm pháp luật nhìn chung có xu hướng giảm, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Có được những kết quả nổi bật trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nêu trên là do tỉnh Lào Cai đã xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác này. Thực tế cho thấy, ở nơi nào cấp ủy, chính quyền, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, tích cực và có sự phối hợp chặt chẽ trong triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thì đơn vị, địa phương đó thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10-CT/TU, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, địa phương đó; tăng cường ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện làm tốt vai trò của mình trong tham mưu cho Hội đồng triển khai nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn các ngành thành viên, cấp dưới trong việc định hướng, tư vấn về tổ chức triển khai, kiểm tra các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật theo định kỳ; thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật nào biết phát huy khả năng, thế mạnh của ngành mình và tận tâm, trách nhiệm thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở ngành đó được triển khai thuận lợi, có hiệu quả. Đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bảo đảm đủ về số lượng, có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao; bảo đảm có cán bộ chuyên trách về phổ biến, giáo dục pháp luật ở các đơn vị, địa phương để làm đầu mối thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời trang bị tài liệu, phương tiện và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ này.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được tiến hành thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm; phân loại đối tượng tuyên truyền để lựa chọn nội dung, hình thức và tài liệu tuyên truyền phù hợp. Phải biết kết hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, văn hóa, truyền thống; đặc biệt, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao khi gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; gắn với việc thực hiện Quy định số 01-QĐ/TU của Tỉnh ủy về trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu; thực sự coi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng; củng cố, kiện toàn Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đầu tư thỏa đáng về nhân lực và quan tâm bố trí kinh phí kịp thời cho công tác này.
Hoàng Văn Tuấn
Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai
Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai