Bên cạnh những kết quả đạt được, trong bối cảnh pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được hoàn thiện hơn, nhất là việc Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, pháp luật liên quan có nhiều chính sách mới tác động đến quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm và sự phát triển năng động, đa dạng của các quan hệ kinh tế - xã hội đã đặt ra yêu cầu pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm cần phải được tiếp tục hoàn thiện để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất và đáp ứng sự phát triển mới của nền kinh tế - xã hội. Ngoài ra, qua hơn ba năm triển khai thi hành, Nghị định số 102/2017/NĐ-CP đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc; một số quy định của Nghị định chưa bao quát được những tình huống đăng ký phát sinh đa dạng trong thực tiễn. Chính vì vậy, việc xây dựng Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của thực tiễn, qua đó góp phần tạo sự thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ công về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Bàn về vấn đề này tác giả Phạm Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp đã có bài viết khái quát về: “Quan điểm và định hướng xây dựng Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm”, với những nội dung chính: (i) Sự cần thiết xây dựng Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm; (ii) Mục tiêu, quan điểm xây dựng Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm; (iii) Một số định hướng xây dựng Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm…
Bài viết được đăng trên ấn phẩm 200 trang “Xây dựng Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2021./.