Theo đó, tại kỳ họp thứ 5, QH sẽ giám sát tối cao về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.
Tại kỳ họp này, QH cũng sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về: đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; báo cáo tài chính nhà nước năm 2021; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022…
Tại kỳ họp thứ 6, QH giám sát tối cao về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của QH về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.
Cũng tại kỳ họp thứ 6, QH sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá giữa kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm 2021-2025 về: phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023 và dự kiến kế hoạch năm 2024.
Cùng với đó là các báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; công tác triển khai thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của QH, Ủy ban Thường vụ QH.
Đáng chú ý, tại kỳ họp, QH sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn…
Trong khi đó, trong năm 2023, Ủy ban Thường vụ QH sẽ giám sát 2 chuyên đề, bao gồm “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của QH về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”; và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.
Giám sát đúng và trúng, chỉ rõ địa điểm, quy rõ trách nhiệm
Về triển khai thực hiện, QH giao Ủy ban Thường vụ QH chủ trì ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này; chỉ đạo, điều hòa hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH; hướng dẫn Đoàn đại biểu QH, đại biểu QH trong việc thực hiện hoạt động giám sát; chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát; báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, làm cơ sở cho việc dự kiến chương trình giám sát của năm tiếp theo, bảo đảm gắn kết giữa hoạt động giám sát với hoạt động lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
QH nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đổi mới, giám sát đúng và trúng, chỉ rõ địa điểm, quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước.
“Trong quá trình giám sát, cần tăng cường đi sâu làm rõ vấn đề, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; sử dụng thông tin từ cơ quan kiểm toán nhà nước, thanh tra trong quá trình tiến hành giám sát. Nghị quyết về giám sát, chất vấn cần gọn, rõ, có các tiêu chí định lượng, mốc thời gian, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và giao nhiệm vụ cho các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kiến nghị sau giám sát”, Nghị quyết về Chương trình giám sát của QH năm 2023 nêu rõ.
QH giao Tổng Thư ký QH, Văn phòng QH căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện, tăng cường các điều kiện đảm bảo để hoạt động giám sát được tiến hành một cách thuận lợi, đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm báo cáo và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết về nội dung giám sát theo yêu cầu; thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát; xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc không thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt các kiến nghị và báo cáo kết quả thực hiện đến QH, Ủy ban Thường vụ QH.
Tại kỳ họp này, QH cũng sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về: đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; báo cáo tài chính nhà nước năm 2021; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022…
Tại kỳ họp thứ 6, QH giám sát tối cao về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của QH về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.
Cũng tại kỳ họp thứ 6, QH sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá giữa kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm 2021-2025 về: phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023 và dự kiến kế hoạch năm 2024.
Cùng với đó là các báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; công tác triển khai thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của QH, Ủy ban Thường vụ QH.
Đáng chú ý, tại kỳ họp, QH sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn…
Trong khi đó, trong năm 2023, Ủy ban Thường vụ QH sẽ giám sát 2 chuyên đề, bao gồm “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của QH về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”; và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.
Giám sát đúng và trúng, chỉ rõ địa điểm, quy rõ trách nhiệm
Về triển khai thực hiện, QH giao Ủy ban Thường vụ QH chủ trì ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này; chỉ đạo, điều hòa hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH; hướng dẫn Đoàn đại biểu QH, đại biểu QH trong việc thực hiện hoạt động giám sát; chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát; báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, làm cơ sở cho việc dự kiến chương trình giám sát của năm tiếp theo, bảo đảm gắn kết giữa hoạt động giám sát với hoạt động lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
QH nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đổi mới, giám sát đúng và trúng, chỉ rõ địa điểm, quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước.
“Trong quá trình giám sát, cần tăng cường đi sâu làm rõ vấn đề, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; sử dụng thông tin từ cơ quan kiểm toán nhà nước, thanh tra trong quá trình tiến hành giám sát. Nghị quyết về giám sát, chất vấn cần gọn, rõ, có các tiêu chí định lượng, mốc thời gian, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và giao nhiệm vụ cho các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kiến nghị sau giám sát”, Nghị quyết về Chương trình giám sát của QH năm 2023 nêu rõ.
QH giao Tổng Thư ký QH, Văn phòng QH căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện, tăng cường các điều kiện đảm bảo để hoạt động giám sát được tiến hành một cách thuận lợi, đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm báo cáo và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết về nội dung giám sát theo yêu cầu; thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát; xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc không thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt các kiến nghị và báo cáo kết quả thực hiện đến QH, Ủy ban Thường vụ QH.
Tường Minh
(Theo Báo điện tử Pháp luật Việt Nam)
(Theo Báo điện tử Pháp luật Việt Nam)