Nhằm bảo đảm tính khả thi trong thi hành quy định của Bộ luật Dân sự về tôn trọng, thực hiện quyền, nghĩa vụ của người dân, doanh nghiệp trong bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các luật hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi, khai thác tối đa giá trị kinh tế của tài sản, giảm thiểu rủi ro pháp lý, chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có hiệu lực từ ngày 15/5/2021. Từ góc nhìn của thực tiễn đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải tàu bay, tàu biển, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP đã khắc phục những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới.
Vì vậy, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết “Nghị định số 21/2021/NĐ-CP từ góc nhìn thực tiễn đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải tàu bay, tàu biển” của tác giả Nguyễn Duy Tịnh. Trong phạm vi bài viết này, tác giả giới thiệu và phân tích một số nội dung đáng chú ý về tài sản bảo đảm, một số biện pháp bảo đảm, mô tả tài sản bảo đảm, chủ thể tham gia giao dịch bảo đảm…
Để tìm hiểu thêm về nội dung chi tiết của bài viết, xin trân trọng kính mời quý độc giả đón đọc bài viết này trong số chuyên đề 200 trang về “Nội dung cơ bản của Nghị định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” năm 2021 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.