Về cơ bản, Nghị định số 102/2017/NĐ-CP được ban hành đã đi vào cuộc sống, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ hơn để triển khai có hiệu quả hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, động sản khác; khắc phục kịp thời hạn chế, vướng mắc, bất cập phát sinh, qua đó góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, cũng từ hoạt động kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật cho thấy, Nghị định số 102/2017/NĐ-CP cũng đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập qua thực tiễn thi hành. Bài viết này đã nêu ra một số bất cập, hạn chế trong các quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP từ thực tiễn triển khai hoạt động kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung trong xây dựng Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực này với mục tiêu bảo đảm tính phù hợp, tính khả thi, tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật.
Bàn về nội dung này, ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Cục trưởng, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp đã có bài viết “Sửa đổi, bổ sung nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm từ thực tiễn hoạt động kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật”.
Bài viết được đăng trên ấn phẩm 200 trang “Xây dựng Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2021./.