Xác định truyền thông chính sách là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của Bộ, ngành Tư pháp, mà còn là của cả hệ thống chính trị, thời gian qua, Đảng ủy, Ban Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các bộ phận chuyên môn, các ấn phẩm của Báo tăng cường truyền thông chính sách, các chính sách có tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm; những vấn đề khó, nhạy cảm còn nhiều ý kiến khác nhau. Căn cứ kế hoạch đã ban hành, Báo Pháp luật Việt Nam đã xây dựng Chuyên mục Truyền thông chính sách trên ấn phẩm báo giấy và báo điện tử, bố trí bộ phận đầu mối tham mưu thực hiện nhiệm vụ truyền thông dự thảo chính sách là Ban Nội chính. Với lợi thế là đội ngũ phóng viên có kinh nghiệm, thường xuyên theo dõi sát sao các hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp nên Báo “vào cuộc” từ rất sớm, ngay từ khâu đề nghị xây dựng chính sách, thẩm định đến khi đăng tải lấy ý kiến, luật được thông qua. Đối với những dự án luật có tác động lớn tới xã hội, Báo Pháp luật Việt Nam đã mở đợt cao điểm tuyên truyền trên các ấn phẩm của Báo…
Trên đây là một số kết quả đạt được trong truyền thông chính sách pháp luật của Báo Pháp luật Việt Nam, thể hiện trong bài viết “Tăng cường và nâng cao chất lượng truyền thông dự thảo chính sách trên Báo Pháp luật Việt Nam” tại ấn phẩm 200 trang “Công tác truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, xuất bản quý IV năm 2024.
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu chi tiết nội dung bài viết tại file đính kèm: