Đấu giá viên là một chức danh pháp lý do Nhà nước công nhận, làm việc thường xuyên tại tổ chức hành nghề đấu giá. Trong lịch sử phát triển nghề đấu giá ở Việt Nam, chức danh đấu giá viên đã tồn tại khá lâu đời bên cạnh các chức danh tư pháp khác như chấp hành viên, công chứng viên, luật sư… Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tính đến tháng 8/2022, cả nước có 1.200 đấu giá viên1. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của đấu giá viên có đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường hay không, là vấn đề cần quan tâm. Thực tế có một số loại tài sản mà nhiều tổ chức hành nghề đấu giá không thực hiện được hoạt động đấu giá, do trình độ của đấu giá viên còn hạn chế như: đấu giá tần số vô tuyến điện, quyền thăm dò khoáng sản, cổ vật, quyền sở hữu trí tuệ…
Về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Tiêu chuẩn, điều kiện của đấu giá viên theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản” trong ấn phẩm 200 trang “Triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản”, xuất bản năm 2024. Bài viết nghiên cứu về tiêu chuẩn, điều kiện của đấu giá viên trong quá trình phát triển dịch vụ đấu giá ở Việt Nam và những điểm mới về tiêu chuẩn, điều kiện của đấu giá viên theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hành nghề đấu giá, cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ đấu giá viên trong nền kinh tế thị trường.
Chi tiết nội dung bài viết tại file đính kèm: