Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, chính vì vậy mà tên những quán phở nổi tiếng là ngon, có truyền thống lâu năm tại Thành phố như: Phở Thìn, phở Bát Đàn, phở Sướng, phở Thịnh, phở Lý Quốc Sư... đã trở nên quá đỗi thân quen không chỉ với riêng tôi, mà tất cả những ai yêu thích và thường ăn phở đều biết tới. Thậm chí, cả những du khách trong và ngoài nước từng tới Thủ đô cũng không còn xa lạ với tên của những quán phở này, vì sự nổi tiếng của nó không còn bó hẹp trong phạm vi của một vùng miền. Thế nhưng, cách đây mấy năm, khi chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống, tôi nhận thấy, các thương hiệu phở nổi tiếng trên xuất hiện “nhan nhản” từ các quận trung tâm cho tới vùng ngoại thành. Thoạt đầu, tôi cứ nghĩ, việc quán phở nổi tiếng được người chủ ở Hà Nội “nhượng quyền” để phát triển thương hiệu thông qua việc mở chi nhánh kinh doanh, hay con cháu trong dòng họ của chủ quán mở ra bán là bình thường. Thế nhưng, qua một thời gian sống ở đây, đi ăn phở nhiều lần, tìm hiểu tôi mới thấy, số tiệm lấy thương hiệu quán phở ngon, nổi tiếng ở Hà Nội mà có họ hàng với “ông tổ” của những quán phở tại Hà Nội rất ít, đa số họ chỉ “nhái” thương hiệu, “núp bóng” sự nổi tiếng của những quán phở thành danh ở Hà Nội để “câu” khách mà thôi!
Tất nhiên, khi các quán phở mở ra kinh doanh chỉ là “núp bóng”, “nhái” thương hiệu phở của những quán phở từng thành danh và có bề dày truyền thống, thì chất lượng sẽ không thể sánh bằng, nếu không muốn nói là nó quá tệ! Ví dụ, ngay gần khu tôi sinh sống (Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh), có một quán phở lấy tên “Lý Quốc Sư”, đã có một lần tôi ghé vào ăn thử thì thấy rằng, chất lượng không được bảo đảm, không những nước dùng không có độ ngon ngọt, mà tô phở vơi, do vậy, đó là lần đầu, cũng là lần cuối tôi ghé quán phở này, vì nó không có sức hút về chất lượng. Nếu ai đã từng ăn phở Lý Quốc Sư tại Hà Nội, hẳn sẽ “ngại ngùng” cho cái tên quán “nhái” thương hiệu, bởi tô phở Lý Quốc Sư chính hiệu ngon ngọt, đầy đặn khiến khách chỉ cần ăn thử một lần sẽ nhớ mãi và muốn ghé lại ăn những lần sau.
Hay như một lần khác, nghe người bạn giới thiệu bên thành phố Thủ Đức mới khai trương quán phở mang tên “Bát Đàn Hà Nội”, tôi đã ghé ăn thử và cũng lại thất vọng vì chất lượng phở không như mong đợi. Những ngày đầu khai trương quán cũng có đông khách, nhưng tôi nghĩ là nhiều người chỉ vì tò mò, muốn tới nếm thử xem sao, chứ tôi dám chắc rằng, nếu chất lượng tô phở “dở” như vậy thì sẽ rất khó để “níu chân” thực khách. Hỏi ra mới biết, chủ quán phở này không phải họ hàng, cũng không phải nhận “nhượng quyền” của ông chủ quán phở Bát Đàn ngoài Hà Nội, mà hai vợ chồng đều là người gốc miền Trung, họ lấy tên quán như vậy với mong muốn sẽ thu hút được nhiều khách tới ăn, vì chí ít, thì thương hiệu phở Bát Đàn đã được khẳng định chất lượng từ nhiều năm nay ở Hà Nội và được rất nhiều khách ở các nơi biết đến thông qua báo chí, các phương tiện truyền thông khác. Thế mới thấy, hiện nay, việc “nhái” thương hiệu nổi tiếng xuất hiện rất nhiều khiến người tiêu dùng dễ nhầm tưởng. Tất nhiên, nếu như một nhãn hiệu nào đó đã được đăng ký nhãn hiệu và được pháp luật bảo hộ, thì việc người khác lấy tên “nhái” lại để kinh doanh sẽ là vi phạm pháp luật, nhưng thông thường các quán phở nổi tiếng ở Hà Nội, họ định hình tên tuổi, thu hút khách chỉ là ở chất lượng, bí quyết gia truyền và rất ít trường hợp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Vì vậy, dẫn đến tình trạng những người kinh doanh sau họ muốn nổi tiếng, muốn thu hút khách nhanh chóng nên đã “nhái” tên, thương hiệu tùy tiện, tràn lan...
Thế nhưng, theo như suy nghĩ của tôi, nhất là trong việc kinh doanh phở, cũng như những mặt hàng ăn uống khác, thì sự nổi tiếng của thương hiệu, tên tuổi chỉ là một vấn đề nhỏ, còn vấn đề chính mà người kinh doanh cần phải hướng tới, đặt lên hàng đầu đó là chất lượng. Bởi như đã nói, nếu chỉ là cái tên với sự nổi tiếng mà chất lượng không ngon, khách hàng họ sẽ không tới nữa, như vậy, kinh doanh cũng sẽ thua lỗ, thất bại, còn kể cả quán không phải là thương hiệu nổi tiếng, nhưng chất lượng đồ ăn, đồ uống ngon thì thực khách cũng sẽ quay lại những lần sau. Thậm chí, chính những khách hàng đã đến quán còn là góp phần quảng cáo cho quán bằng cách giới thiệu bạn bè, người thân của họ đến thưởng thức, như vậy lượng khách sẽ ngày càng đông, công việc kinh doanh mới phát đạt, bền vững.
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin khác
Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Ngày 19/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Ban...
Khung pháp lý thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Khung pháp lý thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp khắc phục tình...
Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Một số hạn chế trong quy định pháp luật gây cản trở đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Một số hạn chế trong quy định pháp luật gây cản trở đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.