Với mục đích tạo lập lưu giữ và cung cấp khi cần thiết các chứng cứ cho các bên liên quan, nhất là các cơ quan tư pháp nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động công chứng trong thời gian qua đã và đang khẳng định vị trí, vai trò trong việc cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong nền kinh tế - xã hội nói chung chung và trong hoạt động cung cấp dịch vụ công nói riêng là một trong những giải pháp căn cơ, cốt lõi. Từ đó, đặt ra các yêu với việc đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng khi có nhu cầu công chứng; đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Về vấn đề nêu trên, trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện pháp luật về công chứng” xuất bản năm 2024, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đăng tải bài viết “Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về công chứng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Chi tiết nội dung bài viết tại file đính kèm: