Như vậy, hoạt động giải thích pháp luật là hoạt động xuất hiện khi mà văn bản không rõ ràng và có sự khác biệt về ý kiến đối với văn bản đó (hay quy định trong văn bản đó) trong quá trình thi hành pháp luật trong thực tiễn. Có một điều cần lưu ý là hoạt động giải thích pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam là hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh mà không bao gồm các văn bản quy phạm dưới luật do các cơ quan không phải là Quốc hội ban hành.
Có thể hiểu, hoạt động giải thích pháp luật hình sự là hoạt động của các chủ thể nhằm làm rõ nội dung các quy định của pháp luật hình sự khi các quy định đó có các cách hiểu chưa thống nhất để áp dụng trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Như vậy, từ khái niệm này chúng ta thấy trong giải thích pháp luật hình sự có một số nội hàm chính đó là “chủ thể” giải thích và “khách thể” hay “đối tượng” của giải thích. Chủ thể ở đây là những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền (giải thích chính thức) và một số chủ khác. Khách thể của giải thích đó là các quy phạm pháp luật hình sự.
Để hiểu rõ hơn về chủ thể có thẩm quyền giải thích chính thức pháp luật hình sự Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bất cập và một số kiến nghị, đề xuất để khắc phục những bất cập đó, kính mời độc giả đón đọc bài viết “Bàn về chủ thể giả thích pháp luật hình sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Vũ Hoài Nam đăng trên Số định kỳ 64 trang tháng 3/2016 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.