Trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự, không phải tất cả các trường hợp người phải thi hành án đều tự nguyện thi hành án theo đúng phán quyết của Tòa án mà có rất nhiều trường hợp, người phải thi hành án có điều kiện nhưng không tự nguyện thi hành, buộc cơ quan thi hành án phải tổ chức cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật. Ngoài những tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác THADS thì chấp hành viên có vai trò rất quan trọng trong quá trình kê biên, xử lý tài sản thi hành án. Do đó, thẩm quyền, trách nhiệm của chấp hành viên trong kê biên, xử lý tài sản thi hành án cần phải được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật, tránh việc xử lý tùy tiện, dễ dẫn tới việc “lạm quyền”. Luật Thi hành án dân sự quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên trong kê biên, xử lý tài sản thi hành án như sau:
- Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
- Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
Về vấn đề này, trong bài viết “Bàn về thẩm quyền và trách nhiệm của chấp hành viên trong kê biên, xử lý tài sản thi hành án” của ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay” xuất bản năm 2020, tác giả Nguyễn Mạnh Cường nêu và phân tích những nội dung chính như: Tình hình thực hiện kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án; những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành và một số trường hợp còn vướng mắc liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm của chấp hành viên trong kê biên, xử lý tài sản thi hành án; một số vấn đề cần lưu ý về thẩm quyền, trách nhiệm của chấp hành viên trong kê biên, xử lý tài sản thi hành án và đưa ra một số kiến nghị.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
- Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
- Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
Về vấn đề này, trong bài viết “Bàn về thẩm quyền và trách nhiệm của chấp hành viên trong kê biên, xử lý tài sản thi hành án” của ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay” xuất bản năm 2020, tác giả Nguyễn Mạnh Cường nêu và phân tích những nội dung chính như: Tình hình thực hiện kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án; những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành và một số trường hợp còn vướng mắc liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm của chấp hành viên trong kê biên, xử lý tài sản thi hành án; một số vấn đề cần lưu ý về thẩm quyền, trách nhiệm của chấp hành viên trong kê biên, xử lý tài sản thi hành án và đưa ra một số kiến nghị.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.