Hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về thời điểm bắt đầu và độ dài của thời hiệu khởi kiện thiếu sự gắn kết chặt chẽ làm cho việc xác định thời điểm bắt đầu và độ dài thời hiệu hoàn toàn không phải là điều dễ dàng đối với các bên tranh chấp và với chính các thẩm phán, bởi nó đòi hỏi phải xác định chính xác bản chất của loại tranh chấp và văn bản quy phạm pháp luật tương ứng điều chỉnh. Thực tế này phản ánh việc xây dựng các quy định về thời hiệu khởi kiện thường mang tính “vụ việc” đối với từng dự án luật, bộ luật trong suốt một thời gian dài. Với việc pháp luật quy định khác nhau về tiêu chí xác định thời điểm bắt đầu và độ dài của thời hiệu khởi kiện đối với từng loại tranh chấp có thể trở thành “cái bẫy” cho sự thiếu cẩn trọng của chính Tòa án và bên có quyền khởi kiện, đồng thời làm cho pháp luật trở nên khó hiểu trước người dân.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề nêu trên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật xin kính mời quý độc giả đón đọc bài viết “Bàn về thời hiệu khởi kiện theo pháp luật thương mại Việt Nam” của tác giả Kiều Dương, được đăng trên số tháng 10 (271) năm 2014. Trong bài viết, tác giả đã nêu lên những bất cập, vướng mắc về thời hiệu khởi kiện theo pháp luật thương mại Việt Nam, đồng thời phân tích những ví dụ cụ thể về việc Tòa án xác định không đúng tính chất của tranh chấp và dẫn đến áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện không chính xác trong thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Minh Minh