1. Bảo đảm pháp lý - yếu tố quan trọng để bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù
Bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người trong thi hành án hình sự nói riêng được thể hiện qua nhiều phương diện như bảo đảm kinh tế, bảo đảm chính trị, bảo đảm xã hội và bảo đảm pháp lý, tuy nhiên, bảo đảm pháp lý là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù. Bảo đảm pháp lý là bảo đảm thực hiện quyền con người bằng pháp luật, trên phương diện pháp luật. Đây là phương thức hiệu quả nhất, có quy mô trên toàn xã hội, đồng thời, nó chính là sự thể chế các bảo đảm về chính trị, kinh tế, xã hội... thành các chuẩn mực có tính bắt buộc đối với mọi chủ thể trong xã hội phải tuân thủ và thực hiện.
Bảo đảm pháp lý về quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù được thể hiện ở hai khía cạnh: (i) Bảo đảm về an ninh cá nhân cho phạm nhân trước khả năng bị xâm hại bởi chính những bạn tù của họ và các cơ quan thi hành án, cán bộ quản lý trại giam; (ii) Bảo đảm những điều kiện cần thiết để phạm nhân có thể hưởng thụ đầy đủ các quyền con người khác của họ theo quy định của pháp luật. Để thực hiện được những bảo đảm pháp lý về quyền con người trong thi hành án phạt tù, Nhà nước cần ban hành các quy định pháp luật ghi nhận các quyền con người cơ bản của phạm nhân và sau đó là xây dựng cơ chế và chuẩn bị những nguồn lực vật chất (phòng giam, trang thiết bị, ngân sách, cán bộ...) để các quyền con người được tổ chức thực hiện một cách nghiêm minh và hiệu quả trên thực tế ở các trại giam. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, qua đó có thể bảo vệ, ngăn chặn nguy cơ vi phạm quyền con người, giúp cho các hoạt động thực thi pháp luật được thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân.
Trước hết, cần xác lập cơ chế xây dựng pháp luật. Để bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù, pháp luật thi hành án phạt tù phải ghi nhận được các quyền con người của người chấp hành án, thể hiện thông qua việc thể chế hóa các quyền tự do cơ bản của người chấp hành án trong hệ thống pháp luật quốc gia, xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trong thi hành án phạt tù. Đồng thời, pháp luật thi hành án phạt tù quy định cách thức, biện pháp thực hiện các quyền đó một cách khả thi, cụ thể và trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể thực thi; trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể giải quyết các trường hợp vi phạm... Việc ghi nhận các quyền và cơ chế bảo đảm thực thi quyền trong hệ thống pháp luật sẽ tạo điều kiện để các quyền được thực hiện, đồng thời, ngăn chặn và hạn chế được sự xâm hại quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù.
Thứ hai, phải hình thành cơ chế thực thi pháp luật hiệu quả. Đây là một nội dung quan trọng bởi các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù chỉ phát huy vai trò khi được thực thi đầy đủ và nghiêm minh trong thực tiễn. Thực thi pháp luật được tiến hành thông qua việc áp dụng pháp luật của các cơ quan và cá nhân trong hoạt động thi hành án phạt tù; thiết lập cơ chế để các cá nhân, tổ chức thực hiện các quy định về giáo dục, cải tạo đối với phạm nhân tại các cơ sở giam giữ, hỗ trợ họ thụ hưởng đầy đủ đến mức cao nhất có thể các quyền con người trừ những quyền không bị tước hoặc hạn chế. Hiệu quả của việc áp dụng pháp luật phụ thuộc nhiều yếu tố có thể kể đến như chất lượng đội ngũ cán bộ; sự tham gia, phối hợp của các chủ thể khác; các thiết chế hỗ trợ quá trình thực thi pháp luật; cơ sở vật chất trang thiết bị...
Thứ ba, cần có cơ chế bảo vệ các quyền đã được pháp luật ghi nhận. Có nghĩa là khi quyền con người bị xâm phạm hay có nguy cơ bị xâm phạm, thì phải có các biện pháp ngăn chặn, đồng thời đưa ra những biện pháp, xây dựng cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm[1]. Trong lĩnh vực thi hành án phạt tù, quyền con người được bảo vệ bằng các hình thức như: Cấm các hành vi xâm hại quyền con người, ngăn chặn sự vi phạm từ phía các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan trọng hoạt động giám sát, giáo dục người chấp hành án; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền con người. Việc đặt ra chế tài xử lý là yếu tố quan trọng bảo đảm thực thi có hiệu quả các quyền con người được ghi nhận, tạo ra các cơ sở pháp lý để người chấp hành án tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bản thân phạm nhân cũng cần phải nắm được quyền của mình, đồng thời, ý thức về trách nhiệm của mình để có thể đấu tranh bảo vệ khi các quyền của đó bị xâm phạm. Vì vậy, ngoài việc quy định các nội dung là công cụ để phạm nhân tự bảo vệ mình thì các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người cũng thuộc phạm trù bảo vệ quyền con người.
Thứ tư, có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật. Giám sát giúp cho các hoạt động thực thi pháp luật được thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân. Cơ chế giám sát được vận hành trên cơ sở sự phối hợp hoạt động cùng giám sát của những chủ thể trực tiếp liên quan đến việc quản lý giáo dục người chấp hành án phạt tù. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động thi hành án sẽ giúp hạn chế đến mức tối thiểu các vi phạm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền của phạm nhân trên thực tế. Cơ chế giám sát được vận hành trên cơ sở phối hợp hoạt động cùng giám sát của những chủ thể trực tiếp liên quan đến việc quản lý giáo dục người chấp hành án phạt tù. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động thi hành án, hạn chế các vi phạm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền của phạm nhân. Trong thi hành án phạt tù, Viện kiểm sát là cơ quan tố tụng có chức năng giám sát trực tiếp hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động thi hành án phạt tù nói riêng. Việc kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của cơ quan thi hành án trong công tác giáo dục, quản lý phạm nhân. Song song với việc bảo đảm sự độc lập, kiểm soát giữa các chủ thể có liên quan trực tiếp trong hoạt động thi hành án phạt tù thì cơ chế giám sát ngoài cũng cần được chú trọng. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước thông qua hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đối với việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động thi hành án phạt tù. Ngoài ra, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là các cơ quan đại diện cho nhân dân cũng được xem như một kênh kiểm soát hữu hiệu. Tuy nhiên, để hoạt động của các cơ quan này có hiệu quả như mong muốn cần quy định một cơ chế giám sát phù hợp, xác định rõ phạm vi, hình thức, cách thức thực hiện giám sát cũng như hiệu quả của hoạt động giám sát trong thi hành án phạt tù.
2. Thực trạng và giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam
2.1. Thực trạng công tác thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay
Xuất phát từ yêu cầu về công tác quản lý giam giữ phạm nhân, thời gian qua các cơ quan có thẩm quyền đã kịp thời chỉ đạo và có các động thái tích cực, nghiêm chỉnh thực hiện đúng các quy định pháp luật thi hành án phạt tù về chế độ giam giữ, tăng cường thực thi các quy định về giám sát, giáo dục, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền con người. Với những chính sách linh hoạt, nâng cao về chất lượng và đổi mới về phương pháp, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tình hình mới, công tác tác quản lý phạm nhân đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc giáo dục, hoàn lương đối tượng phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Qua việc cảm hóa, giáo dục thuyết phục, phạm nhân có nhiều chuyển biến về tư tưởng, nhận thức được lỗi lầm do mình gây ra, từ đó, chấp hành tốt các nội quy, quy định của trại giam.
Công tác quản lý giam giữ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, đạt được kết quả nhất định trong việc bảo đảm an ninh, an toàn cho trại giam. Các chế độ ăn, mặc ở của phạm nhân được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đảm bảo đúng các tiêu chuẩn định lượng nhằm đảm bảo sức khỏe trong quá trình chấp hành án. Phạm nhân được tổ chức lao động, học tập phù hợp và đáp ứng yêu cầu về quản lý, giáo dục. Các chương trình giáo dục cho phạm nhân luôn được đổi mới về hình thức và cải tiến về nội dung. Các trại giam đều xác định rõ nhiệm vụ của mình là giáo dục cải tạo, làm thay đổi nhận thức, thái độ, lối sống của phạm nhân theo hướng tích cực, giúp họ sớm trở thành người có ích cho xã hội. Đồng thời, các cán bộ trại giam đều thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc ứng xử với phạm nhân, hạn chế tối đa các hành vi tiêu cực, không để xảy ra các trường hợp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, hay trường hợp phạm nhân bị ốm đau, suy kiệt trong thời gian chấp hành án.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù còn tồn tại một số hạn chế, vi phạm. Nguyên nhân xuất phát từ hạn chế của hệ thống pháp luật; cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu; tổ chức biên chế và quyền hạn của cơ quan làm công tác thi hành án chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao; vẫn còn hiện tượng cán bộ không tuân thủ quy định, quy tắc nghề nghiệp, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm với công tác quản lý phạm nhân; ý thức pháp luật của phạm nhân chưa cao; công tác thanh tra giám sát, xử lý vi phạm chưa thực sự hiệu quả.
2.2. Một số giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam
Một là, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù. Luật Thi hành án hình sự năm 2019 ra đời thay thế Luật Thi hành án hình sự 2010 là một trong những thành tựu của công tác lập pháp. Sự bổ sung và hoàn thiện đó đã cụ thể hóa các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời, khắc phục được những một số vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn thi hành. Từ việc xem xét các nhóm quyền của phạm nhân theo quy định pháp luật, không thể phủ nhận rằng, pháp luật Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để hoàn thiện pháp luật về quyền con người nói chung, quyền con người của phạm nhân nói riêng. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế, dẫn tới sự khó khăn trong việc bảo vệ quyền trên thực tế. Việc quy định quá cụ thể của Luật Thi hành án hình sự với tư cách là luật gốc trong lĩnh vực này có thể gây rắc rối cho chính các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực thi luật. Sự thiếu sót của một số điều khoản cũng hạn chế các phạm nhân được hưởng các quyền cơ bản, việc quy định cụ thể các quyền đó lại chính là việc hạn chế quyền con người của họ. Các quy định về nội dung giới hạn quyền vô tình tạo khó khăn cho việc thực hiện các quyền công dân khác không bị hạn chế những cũng không được quy định để lấy đó làm cơ sở thực hiện trên thực tế. Vì vậy, cần bổ sung quy định: “Phạm nhân được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi các luật liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang chấp hành án tại cơ sở giam giữ”.
Hai là, cải cách chương trình, nội dung giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân. Để tăng cường hiệu quả thực hiện công tác thi hành án phạt tù, các cơ quan thi hành án cần xem xét đổi mới hình thức giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân, theo đó, cần đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục cảm hóa tạo được sự chủ động, giúp phạm nhân tuân thủ, chấp hành tốt quá trình cải tạo, sớm hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng; tăng cường xây dựng các chương trình dạy nghề thiết thực và hữu ích cho phạm nhân, chủ động tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho phạm nhân, tập trung xây dựng các mô hình dạy nghề phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội, tạo điều kiện cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành án xong; đẩy mạnh các hoạt động tạo sân chơi bổ ích cho phạm nhân, thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tiếp tục phát huy và tăng cường các chương trình xây dựng môi trường cải tạo, giáo dục lành mạnh, nhân văn, tạo môi trường thuận lợi để phạm nhân quyết tâm cải tạo để trở thành công dân tốt.
Ba là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù. Tính đến việc xây dựng cơ sở vật chất không chỉ nhằm mục đích giám sát chặt chẽ phạm nhân mà còn làm như thế nào để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ăn, mặc, ở, vui chơi, giải trí một cách lành mạnh, nhân văn và hiệu quả, giúp cho phạm nhân có điều kiện tốt nhất trong việc cải tạo, hoàn lương, giáo dục họ trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Một số vấn đề cần chú trọng như quy hoạch lại các trại giam, đầu tư xây mới thêm các khu giam giữ đáp ứng đủ nhu cầu quản lý phạm nhân. Các khu giam giữ, buồng giam giữ và các công trình có liên quan cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về tiện ích, vệ sinh, tạo điều kiện tốt nhất cho phạm nhân thực hiện được các quyền con người theo quy định pháp luật Việt Nam cũng như các văn kiện pháp lý quốc tế đặt ra.
Bốn là, nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án phạt tù. Các cán bộ làm công tác thi hành án phạt tù là những người tiếp xúc trực tiếp và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân. Bởi vậy, những người này cần rèn luyện phẩm chất đạo đức để hạn chế đến mức tối đa những vi phạm trong công tác quản lý, giáo dục phạm nhân, thường xuyên tổ chức giáo dục tư tưởng qua các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi học chính trị để rèn luyện kịp thời và thường xuyên đối với cán bộ làm công tác thi hành án, giúp họ nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và vị trí của công tác giáo dục, quản lý phạm nhân; tăng cường số lượng cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thi hành án, thường xuyên rà soát đội ngũ hiện có để kịp thời bổ sung các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm nhằm điều chuyển, bố trí công việc phù hợp năng lực và vị trí công tác; tăng cường tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thi hành án phạt tù; triển khai các chính sách đãi ngộ, ưu tiên khuyến khích cán bộ yên tâm công tác, tích cực cống hiến.
Năm là, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù, đặc biệt là đối với phạm nhân và đội ngũ cán bộ quản lý trại giam. Quyền con người mang tính đặc thù, được ghi nhận trong hệ thống pháp luật, song nó cũng chịu sự hạn chế nhất định tùy thuộc điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, để nâng cao nhận thức về quyền con người trong thi hành án phạt tù, cần quan tâm tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó, biện pháp hữu hiệu là tuyên truyền, giáo dục pháp luật hướng đến các đối tượng khác nhau thông qua các hình thức phong phú, sinh động.
Sáu là, tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với hoạt động thi hành án phạt tù. Thực tiễn đã chứng minh, hoạt động thực thi quyền lực luôn có nguy cơ xâm phạm đến các quyền con người của phạm nhân nếu như không có cơ chế giám sát và chế tài xử lý khi vi phạm xảy ra. Vì vậy, nâng cao hiệu quả giám sát xử lý vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng. Công tác này cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, tránh bỏ lỡ cơ hội nắm bắt được các vi phạm xảy ra một cách kịp thời. Tiến hành nhiều nội dung đổi mới hoạt động, tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương để nhanh chóng phát hiện các sai phạm và kịp thời xử lý.
Tóm lại, bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trên cả phương diện nhận thức, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật. Điều này, có thể được giải quyết thông qua việc hoàn thiện các quy định pháp luật thi hành án hình sự về bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù và tiến hành các biện pháp pháp lý mang tính đồng bộ nhằm tăng cường bảo đảm quyền con người của phạm nhân thi hành án phạt tù nói riêng và trong tư pháp hình sự nói chung.
Khoa Luật, Đại học Vinh
[1]. Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 61.
1. Bảo đảm pháp lý - yếu tố quan trọng để bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù
Bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người trong thi hành án hình sự nói riêng được thể hiện qua nhiều phương diện như bảo đảm kinh tế, bảo đảm chính trị, bảo đảm xã hội và bảo đảm pháp lý, tuy nhiên, bảo đảm pháp lý là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù. Bảo đảm pháp lý là bảo đảm thực hiện quyền con người bằng pháp luật, trên phương diện pháp luật. Đây là phương thức hiệu quả nhất, có quy mô trên toàn xã hội, đồng thời, nó chính là sự thể chế các bảo đảm về chính trị, kinh tế, xã hội... thành các chuẩn mực có tính bắt buộc đối với mọi chủ thể trong xã hội phải tuân thủ và thực hiện.
Bảo đảm pháp lý về quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù được thể hiện ở hai khía cạnh: (i) Bảo đảm về an ninh cá nhân cho phạm nhân trước khả năng bị xâm hại bởi chính những bạn tù của họ và các cơ quan thi hành án, cán bộ quản lý trại giam; (ii) Bảo đảm những điều kiện cần thiết để phạm nhân có thể hưởng thụ đầy đủ các quyền con người khác của họ theo quy định của pháp luật. Để thực hiện được những bảo đảm pháp lý về quyền con người trong thi hành án phạt tù, Nhà nước cần ban hành các quy định pháp luật ghi nhận các quyền con người cơ bản của phạm nhân và sau đó là xây dựng cơ chế và chuẩn bị những nguồn lực vật chất (phòng giam, trang thiết bị, ngân sách, cán bộ...) để các quyền con người được tổ chức thực hiện một cách nghiêm minh và hiệu quả trên thực tế ở các trại giam. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, qua đó có thể bảo vệ, ngăn chặn nguy cơ vi phạm quyền con người, giúp cho các hoạt động thực thi pháp luật được thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân.
Trước hết, cần xác lập cơ chế xây dựng pháp luật. Để bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù, pháp luật thi hành án phạt tù phải ghi nhận được các quyền con người của người chấp hành án, thể hiện thông qua việc thể chế hóa các quyền tự do cơ bản của người chấp hành án trong hệ thống pháp luật quốc gia, xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trong thi hành án phạt tù. Đồng thời, pháp luật thi hành án phạt tù quy định cách thức, biện pháp thực hiện các quyền đó một cách khả thi, cụ thể và trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể thực thi; trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể giải quyết các trường hợp vi phạm... Việc ghi nhận các quyền và cơ chế bảo đảm thực thi quyền trong hệ thống pháp luật sẽ tạo điều kiện để các quyền được thực hiện, đồng thời, ngăn chặn và hạn chế được sự xâm hại quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù.
Thứ hai, phải hình thành cơ chế thực thi pháp luật hiệu quả. Đây là một nội dung quan trọng bởi các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù chỉ phát huy vai trò khi được thực thi đầy đủ và nghiêm minh trong thực tiễn. Thực thi pháp luật được tiến hành thông qua việc áp dụng pháp luật của các cơ quan và cá nhân trong hoạt động thi hành án phạt tù; thiết lập cơ chế để các cá nhân, tổ chức thực hiện các quy định về giáo dục, cải tạo đối với phạm nhân tại các cơ sở giam giữ, hỗ trợ họ thụ hưởng đầy đủ đến mức cao nhất có thể các quyền con người trừ những quyền không bị tước hoặc hạn chế. Hiệu quả của việc áp dụng pháp luật phụ thuộc nhiều yếu tố có thể kể đến như chất lượng đội ngũ cán bộ; sự tham gia, phối hợp của các chủ thể khác; các thiết chế hỗ trợ quá trình thực thi pháp luật; cơ sở vật chất trang thiết bị...
Thứ ba, cần có cơ chế bảo vệ các quyền đã được pháp luật ghi nhận. Có nghĩa là khi quyền con người bị xâm phạm hay có nguy cơ bị xâm phạm, thì phải có các biện pháp ngăn chặn, đồng thời đưa ra những biện pháp, xây dựng cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm[1]. Trong lĩnh vực thi hành án phạt tù, quyền con người được bảo vệ bằng các hình thức như: Cấm các hành vi xâm hại quyền con người, ngăn chặn sự vi phạm từ phía các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan trọng hoạt động giám sát, giáo dục người chấp hành án; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền con người. Việc đặt ra chế tài xử lý là yếu tố quan trọng bảo đảm thực thi có hiệu quả các quyền con người được ghi nhận, tạo ra các cơ sở pháp lý để người chấp hành án tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bản thân phạm nhân cũng cần phải nắm được quyền của mình, đồng thời, ý thức về trách nhiệm của mình để có thể đấu tranh bảo vệ khi các quyền của đó bị xâm phạm. Vì vậy, ngoài việc quy định các nội dung là công cụ để phạm nhân tự bảo vệ mình thì các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người cũng thuộc phạm trù bảo vệ quyền con người.
Thứ tư, có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật. Giám sát giúp cho các hoạt động thực thi pháp luật được thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân. Cơ chế giám sát được vận hành trên cơ sở sự phối hợp hoạt động cùng giám sát của những chủ thể trực tiếp liên quan đến việc quản lý giáo dục người chấp hành án phạt tù. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động thi hành án sẽ giúp hạn chế đến mức tối thiểu các vi phạm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền của phạm nhân trên thực tế. Cơ chế giám sát được vận hành trên cơ sở phối hợp hoạt động cùng giám sát của những chủ thể trực tiếp liên quan đến việc quản lý giáo dục người chấp hành án phạt tù. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động thi hành án, hạn chế các vi phạm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền của phạm nhân. Trong thi hành án phạt tù, Viện kiểm sát là cơ quan tố tụng có chức năng giám sát trực tiếp hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động thi hành án phạt tù nói riêng. Việc kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của cơ quan thi hành án trong công tác giáo dục, quản lý phạm nhân. Song song với việc bảo đảm sự độc lập, kiểm soát giữa các chủ thể có liên quan trực tiếp trong hoạt động thi hành án phạt tù thì cơ chế giám sát ngoài cũng cần được chú trọng. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước thông qua hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đối với việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động thi hành án phạt tù. Ngoài ra, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là các cơ quan đại diện cho nhân dân cũng được xem như một kênh kiểm soát hữu hiệu. Tuy nhiên, để hoạt động của các cơ quan này có hiệu quả như mong muốn cần quy định một cơ chế giám sát phù hợp, xác định rõ phạm vi, hình thức, cách thức thực hiện giám sát cũng như hiệu quả của hoạt động giám sát trong thi hành án phạt tù.
2. Thực trạng và giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam
2.1. Thực trạng công tác thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay
Xuất phát từ yêu cầu về công tác quản lý giam giữ phạm nhân, thời gian qua các cơ quan có thẩm quyền đã kịp thời chỉ đạo và có các động thái tích cực, nghiêm chỉnh thực hiện đúng các quy định pháp luật thi hành án phạt tù về chế độ giam giữ, tăng cường thực thi các quy định về giám sát, giáo dục, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền con người. Với những chính sách linh hoạt, nâng cao về chất lượng và đổi mới về phương pháp, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tình hình mới, công tác tác quản lý phạm nhân đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc giáo dục, hoàn lương đối tượng phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Qua việc cảm hóa, giáo dục thuyết phục, phạm nhân có nhiều chuyển biến về tư tưởng, nhận thức được lỗi lầm do mình gây ra, từ đó, chấp hành tốt các nội quy, quy định của trại giam.
Công tác quản lý giam giữ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, đạt được kết quả nhất định trong việc bảo đảm an ninh, an toàn cho trại giam. Các chế độ ăn, mặc ở của phạm nhân được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đảm bảo đúng các tiêu chuẩn định lượng nhằm đảm bảo sức khỏe trong quá trình chấp hành án. Phạm nhân được tổ chức lao động, học tập phù hợp và đáp ứng yêu cầu về quản lý, giáo dục. Các chương trình giáo dục cho phạm nhân luôn được đổi mới về hình thức và cải tiến về nội dung. Các trại giam đều xác định rõ nhiệm vụ của mình là giáo dục cải tạo, làm thay đổi nhận thức, thái độ, lối sống của phạm nhân theo hướng tích cực, giúp họ sớm trở thành người có ích cho xã hội. Đồng thời, các cán bộ trại giam đều thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc ứng xử với phạm nhân, hạn chế tối đa các hành vi tiêu cực, không để xảy ra các trường hợp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, hay trường hợp phạm nhân bị ốm đau, suy kiệt trong thời gian chấp hành án.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù còn tồn tại một số hạn chế, vi phạm. Nguyên nhân xuất phát từ hạn chế của hệ thống pháp luật; cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu; tổ chức biên chế và quyền hạn của cơ quan làm công tác thi hành án chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao; vẫn còn hiện tượng cán bộ không tuân thủ quy định, quy tắc nghề nghiệp, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm với công tác quản lý phạm nhân; ý thức pháp luật của phạm nhân chưa cao; công tác thanh tra giám sát, xử lý vi phạm chưa thực sự hiệu quả.
2.2. Một số giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam
Một là, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù. Luật Thi hành án hình sự năm 2019 ra đời thay thế Luật Thi hành án hình sự 2010 là một trong những thành tựu của công tác lập pháp. Sự bổ sung và hoàn thiện đó đã cụ thể hóa các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời, khắc phục được những một số vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn thi hành. Từ việc xem xét các nhóm quyền của phạm nhân theo quy định pháp luật, không thể phủ nhận rằng, pháp luật Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để hoàn thiện pháp luật về quyền con người nói chung, quyền con người của phạm nhân nói riêng. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế, dẫn tới sự khó khăn trong việc bảo vệ quyền trên thực tế. Việc quy định quá cụ thể của Luật Thi hành án hình sự với tư cách là luật gốc trong lĩnh vực này có thể gây rắc rối cho chính các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực thi luật. Sự thiếu sót của một số điều khoản cũng hạn chế các phạm nhân được hưởng các quyền cơ bản, việc quy định cụ thể các quyền đó lại chính là việc hạn chế quyền con người của họ. Các quy định về nội dung giới hạn quyền vô tình tạo khó khăn cho việc thực hiện các quyền công dân khác không bị hạn chế những cũng không được quy định để lấy đó làm cơ sở thực hiện trên thực tế. Vì vậy, cần bổ sung quy định: “Phạm nhân được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi các luật liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang chấp hành án tại cơ sở giam giữ”.
Hai là, cải cách chương trình, nội dung giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân. Để tăng cường hiệu quả thực hiện công tác thi hành án phạt tù, các cơ quan thi hành án cần xem xét đổi mới hình thức giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân, theo đó, cần đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục cảm hóa tạo được sự chủ động, giúp phạm nhân tuân thủ, chấp hành tốt quá trình cải tạo, sớm hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng; tăng cường xây dựng các chương trình dạy nghề thiết thực và hữu ích cho phạm nhân, chủ động tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho phạm nhân, tập trung xây dựng các mô hình dạy nghề phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội, tạo điều kiện cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành án xong; đẩy mạnh các hoạt động tạo sân chơi bổ ích cho phạm nhân, thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tiếp tục phát huy và tăng cường các chương trình xây dựng môi trường cải tạo, giáo dục lành mạnh, nhân văn, tạo môi trường thuận lợi để phạm nhân quyết tâm cải tạo để trở thành công dân tốt.
Ba là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù. Tính đến việc xây dựng cơ sở vật chất không chỉ nhằm mục đích giám sát chặt chẽ phạm nhân mà còn làm như thế nào để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ăn, mặc, ở, vui chơi, giải trí một cách lành mạnh, nhân văn và hiệu quả, giúp cho phạm nhân có điều kiện tốt nhất trong việc cải tạo, hoàn lương, giáo dục họ trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Một số vấn đề cần chú trọng như quy hoạch lại các trại giam, đầu tư xây mới thêm các khu giam giữ đáp ứng đủ nhu cầu quản lý phạm nhân. Các khu giam giữ, buồng giam giữ và các công trình có liên quan cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về tiện ích, vệ sinh, tạo điều kiện tốt nhất cho phạm nhân thực hiện được các quyền con người theo quy định pháp luật Việt Nam cũng như các văn kiện pháp lý quốc tế đặt ra.
Bốn là, nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án phạt tù. Các cán bộ làm công tác thi hành án phạt tù là những người tiếp xúc trực tiếp và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân. Bởi vậy, những người này cần rèn luyện phẩm chất đạo đức để hạn chế đến mức tối đa những vi phạm trong công tác quản lý, giáo dục phạm nhân, thường xuyên tổ chức giáo dục tư tưởng qua các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi học chính trị để rèn luyện kịp thời và thường xuyên đối với cán bộ làm công tác thi hành án, giúp họ nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và vị trí của công tác giáo dục, quản lý phạm nhân; tăng cường số lượng cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thi hành án, thường xuyên rà soát đội ngũ hiện có để kịp thời bổ sung các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm nhằm điều chuyển, bố trí công việc phù hợp năng lực và vị trí công tác; tăng cường tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thi hành án phạt tù; triển khai các chính sách đãi ngộ, ưu tiên khuyến khích cán bộ yên tâm công tác, tích cực cống hiến.
Năm là, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù, đặc biệt là đối với phạm nhân và đội ngũ cán bộ quản lý trại giam. Quyền con người mang tính đặc thù, được ghi nhận trong hệ thống pháp luật, song nó cũng chịu sự hạn chế nhất định tùy thuộc điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, để nâng cao nhận thức về quyền con người trong thi hành án phạt tù, cần quan tâm tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó, biện pháp hữu hiệu là tuyên truyền, giáo dục pháp luật hướng đến các đối tượng khác nhau thông qua các hình thức phong phú, sinh động.
Sáu là, tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với hoạt động thi hành án phạt tù. Thực tiễn đã chứng minh, hoạt động thực thi quyền lực luôn có nguy cơ xâm phạm đến các quyền con người của phạm nhân nếu như không có cơ chế giám sát và chế tài xử lý khi vi phạm xảy ra. Vì vậy, nâng cao hiệu quả giám sát xử lý vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng. Công tác này cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, tránh bỏ lỡ cơ hội nắm bắt được các vi phạm xảy ra một cách kịp thời. Tiến hành nhiều nội dung đổi mới hoạt động, tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương để nhanh chóng phát hiện các sai phạm và kịp thời xử lý.
Tóm lại, bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trên cả phương diện nhận thức, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật. Điều này, có thể được giải quyết thông qua việc hoàn thiện các quy định pháp luật thi hành án hình sự về bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù và tiến hành các biện pháp pháp lý mang tính đồng bộ nhằm tăng cường bảo đảm quyền con người của phạm nhân thi hành án phạt tù nói riêng và trong tư pháp hình sự nói chung.
Khoa Luật, Đại học Vinh
[1]. Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 61.