Bảo vệ quyền sở hữu tài công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ chủ văn bằng, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ trật tự kinh doanh, tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh, qua đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu diễn ra phức tạp, quy mô lớn, số lượng nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế, xã hội. Trong khi đó, số lượng các vụ việc được khởi kiện, xét xử tại Tòa án rất khiêm tốn, mà nguyên nhân là do pháp luật chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, thiếu thông tin và chia sẻ thông tin từ các cơ quan hữu quan, đã gây khó khăn cho cơ quan tố tụng. Các vụ việc đã xét xử thường kéo dài và mức bồi thường do Tòa án tuyên thường không tương xứng với thiệt hại thực tế mà chủ văn bằng phải gánh chịu. Hiện tại, chúng ta chưa có Tòa án chuyên trách giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng, nên đã dẫn đến hạn chế của phương thức giải quyết tại Tòa án.
Hiện nay, các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng tương tự diễn ra ở Việt Nam ngày một nhiều, ở nhiều nơi với quy mô, số lượng sản phẩm vi phạm lớn. Sự vi phạm đó đã xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự xã hội, môi trường kinh doanh, trong nhiều trường hợp sự vi phạm đó đã "giết chết” doanh nghiệp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Đối với những hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng tương tự là thuốc chữa bệnh, lương thực thực phẩm... còn đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của con người....
Qua bài viết "Bảo vệ quyền sử hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự - Một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật" đăng tải trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật định kỳ số tháng 1 (286) năm 2016, tác giả Nguyễn Xuân Quang sẽ đề cập rõ hơn về vấn đề này và đưa ra một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật. Kính mời quý bạn đọc quan tâm đón đọc!
Minh Trí