Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên pháp luật là lực lượng nòng cốt thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở Việt Nam, là cầu nối để đưa chủ trương, chính sách, pháp luật vào cuộc sống, là những người góp phần giữ gìn trật tự, hóa giải các tranh chấp nhỏ tại địa phương, đặc biệt là về việc tổ chức thi hành pháp luật, nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật trong các tầng lớp nhân dân. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và lực lượng báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên pháp luật nói riêng có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng. Các tỉnh miền núi phía Bắc cơ bản là các tỉnh nghèo, có cơ cấu dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí chưa cao và các điều kiện về kinh tế, xã hội vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện nay, các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình đang là những địa phương gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, do đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên pháp luật đang còn hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa được đào tạo bài bản, chưa thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên pháp luật là hết sức quan trọng, thiết thực để đưa các quy định của pháp luật đến với người dân.
1. Thực trạng bồi dưỡng báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên cấp cơ sở
Năm 2019, lực lượng báo cáo viên pháp luật ở khu vực Tây Bắc khá đông đảo với tổng số 1.729 người. Trong đó: Báo cáo viên cấp huyện gồm 1.283 người (Hòa Bình là 331 người, Sơn La là 341 người, Điện Biên là 258 người, Lai Châu là 353 người); báo cáo viên cấp tỉnh gồm 446 người (Hòa Bình là 125 người, Sơn La là 138 người, Điện Biên là 121 người, Lai Châu là 62 người). Tuyên truyền viên pháp luật với tổng số 8.193 người (Hòa Bình là 1.824 người, Sơn La là 2.782 người, Điện Biên là 1.956 người, Lai Châu là 1.631 người)[1]. Tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có 107.086 tổ hòa giải với 652.819 hòa giải viên. Số lượng hòa giải viên của khu vực Tây Bắc[2]: Năm 2014 có 45.688 người (Sơn La là 19.747 người, Hòa Bình là 11.838 người, Điện Biên là 8.585 người, Lai Châu là 5.518 người); năm 2015 có 46.615 người (Sơn La là 20.159 người, Hòa Bình là 11.747 người, Điện Biên là 8.995 người, Lai Châu là 5.714 người); năm 2016 có 47.296 người (Sơn La là 20.410 người, Hòa Bình là 11.838 người, Điện Biên là 9.169 người, Lai Châu là 5.879 người); năm 2017 có 47.995 người (Sơn La là 20.064 người, Hòa Bình là 12.335 người, Điện Biên là 9.586 người, Lai Châu là 6.010 người); năm 2018 có 51.348 người (Sơn La là 22.938 người, Hòa Bình là 12.406 người, Điện Biên là 9.889 người, Lai Châu là 6.115 người).
Nhìn chung, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ bản đều đảm bảo tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, có năng lực, kiến thức chuyên môn, hiểu biết nghiệp vụ tuyên truyền và trách nhiệm với công việc. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã dần được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
Việc xác định nội dung cần phổ biến, giáo dục pháp luật và lựa chọn các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, địa bàn là yếu tố cần và đủ để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của khu vực Tây Bắc.
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật được các tỉnh Tây Bắc lựa chọn gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh, gắn với xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật; cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Trọng tâm là các nội dung về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, khiếu nại, tố cáo; bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng, chống cháy nổ; phòng, chống thiên tai; an toàn giao thông đường bộ, đường thủy; quản lý trật tự xây dựng, đô thị; phòng, chống mua, bán người; phòng, chống bạo lực gia đình; chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình; tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các quy định về cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cho công dân Việt Nam, Trung Quốc, Lào…
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được các tỉnh áp dụng đa dạng, phong phú. Hình thức tuyên truyền pháp luật trực tiếp (thông qua hội nghị, tọa đàm, tiếp công dân, phổ biến cho nhóm đối tượng đặc thù, trợ giúp pháp lý...) là hình thức được áp dụng nhiều tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thông qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên, các tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền miệng, tiếp cận được nhiều đối tượng. Ví dụ: Trong 05 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tổ chức được hơn 92.720 cuộc tuyên truyền miệng pháp luật cho 7.240.188 lượt người; 09 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã tổ chức tuyên truyền được 6.150 cuộc cho 397.250 lượt người…
Việc biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu, tờ gấp pháp luật cũng là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả cao. Từ năm 2017 đến nay, tỉnh Điện Biên biên soạn và phát hành 35 đề cương, 10 số Bản tin tư pháp với 3.000 cuốn; in ấn và cấp phát miễn phí 6.000 tờ gấp tuyên truyền… 09 tháng đầu năm 2019, tỉnh Lai Châu đã biên soạn và phát hành hơn 35.203 tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí…
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh cấp huyện và mạng lưới loa truyền thanh cơ sở; hệ thống Cổng thông tin điện tử/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, địa phương tiếp tục là những kênh thông tin, tuyên truyền chính của tỉnh. Nội dung pháp luật tuyên truyền được thể hiện dưới nhiều hình thức như hình ảnh, tin, bài, phóng sự, giới thiệu văn bản mới…
Trong các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thì hình thức tuyên truyền thông qua các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật đã tạo sức lan tỏa, thu hút đông đảo người dân tham gia như Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã tổ chức thành công cuộc thi viết “Tìm hiểu pháp luật cho thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Lai Châu” năm 2019 thu hút 21.502 bài dự thi.
Ngoài các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nêu trên, việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, người dân được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện lồng ghép thông qua các hình thức khác như: Thông qua việc khai thác Tủ sách pháp luật; hòa giải ở cơ sở; trợ giúp pháp lý; hoạt động xét xử; lồng ghép các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ... góp phần truyền tải nhiều quy định pháp luật và nâng cao ý thức tự giác học tập, chấp hành pháp luật.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên pháp luật thực sự là cầu nối đưa pháp luật đến cộng đồng, bản làng xa xôi. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về hòa giải ở cơ sở đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về quyền lợi và trách nhiệm của mình; góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức tự giác chấp hành, tuân thủ và tìm hiểu pháp luật của người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi; biết sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm; từng bước khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết pháp luật. Từ đó, dần dần loại bỏ những tập quán không còn phù hợp của các dân tộc thiểu số, nhất là những tập quán là một phần nguyên nhân dẫn đến đói, nghèo, tranh chấp nhất là tranh chấp đất đai, vườn rừng, ly hôn, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…
Về công tác hòa giải ở cơ sở:
Đây là hoạt động thể hiện rõ nhất vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên. Cấp ủy Đảng, chính quyền các tỉnh Tây Bắc đã quan tâm, chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở. Kết quả cụ thể như sau[3]:
- Tổng số vụ việc đã tiến hành hòa giải: Năm 2014 là 5.139 vụ, việc (Hòa Bình là 1.110 vụ, việc; Sơn La là 2.187 vụ, việc; Lai Châu là 927 vụ, việc; Điện Biên là 915 vụ, việc); năm 2015 là 4.336 (Hòa Bình là 1.043 vụ, việc; Sơn La là 1.686 vụ, việc; Lai Châu là 773 vụ, việc; Điện Biên là 834 vụ, việc); năm 2016 là 5.155 (Hòa Bình là 1.028 vụ, việc; Sơn La là 1.939 vụ, việc; Lai Châu là 1.150 vụ, việc; Điện Biên là 1.038 vụ, việc); năm 2017 là 5.305 (Hòa Bình là 931 vụ, việc; Sơn La là 2.216 vụ, việc; Lai Châu là 1.103 vụ, việc; Điện Biên là 1.055 vụ, việc); năm 2018 là 4.999 (Hòa Bình là 827 vụ, việc; Sơn La là 2.058 vụ, việc; Lai Châu là 974 vụ, việc; Điện Biên là 1.140 vụ, việc).
- Tổng số vụ việc đã hòa giải thành: Năm 2014 là 4.017 vụ, việc (Hòa Bình là 969 vụ, việc; Sơn La là 1.698 vụ, việc; Lai Châu là 659 vụ, việc; Điện Biên là 691 vụ, việc); năm 2015 là 3.569 vụ, việc (Hòa Bình là 925 vụ, việc; Sơn La là 1.329 vụ, việc; Lai Châu là 681 vụ, việc; Điện Biên là 634 vụ, việc); năm 2016 là 4.428 vụ, việc (Hòa Bình là 892 vụ, việc; Sơn La là 1.686 vụ, việc; Lai Châu là 1.045 vụ, việc; Điện Biên là 805 vụ, việc); năm 2017 là 4.549 vụ, việc (Hòa Bình là 818 vụ, việc; Sơn La là 1.941 vụ, việc; Lai Châu là 972 vụ, việc; Điện Biên là 818 vụ, việc); năm 2018 là 4.254 vụ, việc (Hòa Bình là 712 vụ, việc; Sơn La là 1.804 vụ, việc; Lai Châu là 855 vụ, việc; Điện Biên là 883 vụ, việc).
Đến nay, 100% tổ hòa giải được kiện toàn ở các tổ, bản, tiểu khu; đội ngũ hòa giải viên đã cơ bản đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở. Thông qua hoạt động hòa giải, những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư được giải quyết kịp thời; nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật; hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp; giữ gìn tình đoàn kết trong khu dân cư; góp phần ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. 09 tháng đầu năm 2019, các tổ hòa giải ở khu vực Tây Bắc đã giải quyết trên 80% số vụ, việc. Cụ thể: Tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận giải quyết 596 vụ, việc, hòa giải thành 493 vụ, việc (đạt tỷ lệ 83%), hòa giải không thành 64 vụ, việc, chưa giải quyết 39 vụ, việc; tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn tỉnh Sơn La bình quân đạt trên 87%…
Việc bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, cung cấp tài liệu pháp luật nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn giáo dục công dân, pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được quan tâm thực hiện. Nhiều lớp tập huấn được mở để bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên. Ví dụ: Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức 04 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh để phổ biến các quy định mới, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật và cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện.
Tuy nhiên, trước yêu cầu mà quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở, đặc biệt là khu vực Tây Bắc với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng đặc thù và với hệ thống tổ chức, nguồn nhân lực hiện có của công tác này còn nhiều điểm bất cập, chưa ngang tầm nhiệm vụ, chưa đáp ứng được đòi hỏi mới của xã hội, của đất nước, cụ thể là:
- Phần lớn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên pháp luật chưa thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết phục vụ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở, đặc biệt là hòa giải viên. Nguyên nhân là do nhiều địa phương chưa bố trí kinh phí để hỗ trợ công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên pháp luật và chưa có cơ chế đặc thù để động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời, thực chất, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở tại khu vực biên giới, nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, vùng điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở có số lượng ít (trung bình mỗi Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ có 01 công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở gắn với triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật). Những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thường được đào tạo chuyên về pháp luật hoặc một chuyên ngành khác, không được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền và tổ chức công tác tuyên truyền do chưa có cơ sở đào tạo chuyên ngành phổ biến, giáo dục pháp luật. Vì vậy, hoạt động của đội ngũ này còn lúng túng, chưa theo đúng các quy trình của việc tổ chức công tác tuyên truyền, thường là vừa học vừa làm, vừa tự rút kinh nghiệm. Không ít báo cáo viên bị lẫn chức năng, nhiệm vụ với giảng viên, giáo viên nên khi đi tuyên truyền nặng về lý thuyết, nhẹ về kỹ năng nên hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân khách quan là do chưa được đào tạo cơ bản, chế độ đãi ngộ chưa cao, ít khuyến khích được họ tham gia một cách ổn định, lâu dài vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tính chuyên nghiệp trong phổ biến, giáo dục pháp luật của cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa cao, thiếu một cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch lâu dài nguồn nhân lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Sự đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được thực tiễn của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chưa tạo ra cơ chế tốt để thu hút các nguồn lực xã hội tham gia công tác này.
Vì vậy, việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là rất cần thiết. Tác giả xin đưa ra một số giải pháp:
Thứ nhất, thường xuyên rà soát, phân loại, đánh giá, củng cố đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo nhóm đối tượng cụ thể để có phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thích hợp.
Thứ hai, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính dài hạn, khoa học, phù hợp với đặc điểm và tình hình các tỉnh Tây Bắc.
Thứ ba, xây dựng, hoàn thiện chế độ, chính sách đối với những người tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, đáp ứng đầy đủ hơn cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm cho việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ tư, xây dựng quy hoạch cán bộ có ngoại ngữ, biết tiếng dân tộc, người dân tộc thiểu số tạo nguồn cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng miền núi, dân tộc thiểu số, người nước ngoài ở Việt Nam với kế hoạch và chính sách đặc thù.
Thứ năm, thực hiện các hoạt động quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng:
- Dự báo nhu cầu đào tạo: Tổ chức khảo sát, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; đánh giá và dự báo nhu cầu của nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật là cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực; dự báo bổ sung nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để có chính sách thu hút.
- Xây dựng, hoạch định chính sách, chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm gắn đào tạo với việc bố trí, sử dụng nhân lực trên cơ sở yêu cầu của công việc, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa phương.
Thứ sáu, tổ chức đoàn kiểm tra theo định kỳ để đánh giá kịp thời việc tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, kỹ năng và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp sát thực bảo đảm thực hiện Đề án trong từng giai đoạn có hiệu quả, chất lượng.
Thứ bảy, các kỹ năng biên soạn tài liệu, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, hiểu biết tiếng dân tộc, hiểu biết về pháp luật nước ngoài cũng được cho là một trong những yếu tố cần thiết để đánh giá năng lực, chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên pháp luật.
Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương đạt hiệu quả cao nhất, góp phần ổn định chính trị, an ninh xã hội tại địa phương.
[1]. Theo Báo cáo số 1176/BC-STP ngày 24/10/2019 về kết quả 03 năm thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021”.
[2]. Phụ lục 2 kèm theo Báo cáo số 265/BC-BTP ngày 27/9/2019 của Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức và kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở.
[3]. Phụ lục 2 kèm theo Báo cáo số 265/BC-BTP ngày 27/9/2019 của Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức và kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở.
1. Thực trạng bồi dưỡng báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên cấp cơ sở
Năm 2019, lực lượng báo cáo viên pháp luật ở khu vực Tây Bắc khá đông đảo với tổng số 1.729 người. Trong đó: Báo cáo viên cấp huyện gồm 1.283 người (Hòa Bình là 331 người, Sơn La là 341 người, Điện Biên là 258 người, Lai Châu là 353 người); báo cáo viên cấp tỉnh gồm 446 người (Hòa Bình là 125 người, Sơn La là 138 người, Điện Biên là 121 người, Lai Châu là 62 người). Tuyên truyền viên pháp luật với tổng số 8.193 người (Hòa Bình là 1.824 người, Sơn La là 2.782 người, Điện Biên là 1.956 người, Lai Châu là 1.631 người)[1]. Tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có 107.086 tổ hòa giải với 652.819 hòa giải viên. Số lượng hòa giải viên của khu vực Tây Bắc[2]: Năm 2014 có 45.688 người (Sơn La là 19.747 người, Hòa Bình là 11.838 người, Điện Biên là 8.585 người, Lai Châu là 5.518 người); năm 2015 có 46.615 người (Sơn La là 20.159 người, Hòa Bình là 11.747 người, Điện Biên là 8.995 người, Lai Châu là 5.714 người); năm 2016 có 47.296 người (Sơn La là 20.410 người, Hòa Bình là 11.838 người, Điện Biên là 9.169 người, Lai Châu là 5.879 người); năm 2017 có 47.995 người (Sơn La là 20.064 người, Hòa Bình là 12.335 người, Điện Biên là 9.586 người, Lai Châu là 6.010 người); năm 2018 có 51.348 người (Sơn La là 22.938 người, Hòa Bình là 12.406 người, Điện Biên là 9.889 người, Lai Châu là 6.115 người).
Nhìn chung, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ bản đều đảm bảo tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, có năng lực, kiến thức chuyên môn, hiểu biết nghiệp vụ tuyên truyền và trách nhiệm với công việc. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã dần được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
Việc xác định nội dung cần phổ biến, giáo dục pháp luật và lựa chọn các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, địa bàn là yếu tố cần và đủ để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của khu vực Tây Bắc.
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật được các tỉnh Tây Bắc lựa chọn gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh, gắn với xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật; cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Trọng tâm là các nội dung về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, khiếu nại, tố cáo; bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng, chống cháy nổ; phòng, chống thiên tai; an toàn giao thông đường bộ, đường thủy; quản lý trật tự xây dựng, đô thị; phòng, chống mua, bán người; phòng, chống bạo lực gia đình; chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình; tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các quy định về cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cho công dân Việt Nam, Trung Quốc, Lào…
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được các tỉnh áp dụng đa dạng, phong phú. Hình thức tuyên truyền pháp luật trực tiếp (thông qua hội nghị, tọa đàm, tiếp công dân, phổ biến cho nhóm đối tượng đặc thù, trợ giúp pháp lý...) là hình thức được áp dụng nhiều tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thông qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên, các tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền miệng, tiếp cận được nhiều đối tượng. Ví dụ: Trong 05 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tổ chức được hơn 92.720 cuộc tuyên truyền miệng pháp luật cho 7.240.188 lượt người; 09 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã tổ chức tuyên truyền được 6.150 cuộc cho 397.250 lượt người…
Việc biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu, tờ gấp pháp luật cũng là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả cao. Từ năm 2017 đến nay, tỉnh Điện Biên biên soạn và phát hành 35 đề cương, 10 số Bản tin tư pháp với 3.000 cuốn; in ấn và cấp phát miễn phí 6.000 tờ gấp tuyên truyền… 09 tháng đầu năm 2019, tỉnh Lai Châu đã biên soạn và phát hành hơn 35.203 tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí…
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh cấp huyện và mạng lưới loa truyền thanh cơ sở; hệ thống Cổng thông tin điện tử/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, địa phương tiếp tục là những kênh thông tin, tuyên truyền chính của tỉnh. Nội dung pháp luật tuyên truyền được thể hiện dưới nhiều hình thức như hình ảnh, tin, bài, phóng sự, giới thiệu văn bản mới…
Trong các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thì hình thức tuyên truyền thông qua các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật đã tạo sức lan tỏa, thu hút đông đảo người dân tham gia như Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã tổ chức thành công cuộc thi viết “Tìm hiểu pháp luật cho thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Lai Châu” năm 2019 thu hút 21.502 bài dự thi.
Ngoài các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nêu trên, việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, người dân được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện lồng ghép thông qua các hình thức khác như: Thông qua việc khai thác Tủ sách pháp luật; hòa giải ở cơ sở; trợ giúp pháp lý; hoạt động xét xử; lồng ghép các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ... góp phần truyền tải nhiều quy định pháp luật và nâng cao ý thức tự giác học tập, chấp hành pháp luật.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên pháp luật thực sự là cầu nối đưa pháp luật đến cộng đồng, bản làng xa xôi. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về hòa giải ở cơ sở đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về quyền lợi và trách nhiệm của mình; góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức tự giác chấp hành, tuân thủ và tìm hiểu pháp luật của người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi; biết sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm; từng bước khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết pháp luật. Từ đó, dần dần loại bỏ những tập quán không còn phù hợp của các dân tộc thiểu số, nhất là những tập quán là một phần nguyên nhân dẫn đến đói, nghèo, tranh chấp nhất là tranh chấp đất đai, vườn rừng, ly hôn, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…
Về công tác hòa giải ở cơ sở:
Đây là hoạt động thể hiện rõ nhất vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên. Cấp ủy Đảng, chính quyền các tỉnh Tây Bắc đã quan tâm, chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở. Kết quả cụ thể như sau[3]:
- Tổng số vụ việc đã tiến hành hòa giải: Năm 2014 là 5.139 vụ, việc (Hòa Bình là 1.110 vụ, việc; Sơn La là 2.187 vụ, việc; Lai Châu là 927 vụ, việc; Điện Biên là 915 vụ, việc); năm 2015 là 4.336 (Hòa Bình là 1.043 vụ, việc; Sơn La là 1.686 vụ, việc; Lai Châu là 773 vụ, việc; Điện Biên là 834 vụ, việc); năm 2016 là 5.155 (Hòa Bình là 1.028 vụ, việc; Sơn La là 1.939 vụ, việc; Lai Châu là 1.150 vụ, việc; Điện Biên là 1.038 vụ, việc); năm 2017 là 5.305 (Hòa Bình là 931 vụ, việc; Sơn La là 2.216 vụ, việc; Lai Châu là 1.103 vụ, việc; Điện Biên là 1.055 vụ, việc); năm 2018 là 4.999 (Hòa Bình là 827 vụ, việc; Sơn La là 2.058 vụ, việc; Lai Châu là 974 vụ, việc; Điện Biên là 1.140 vụ, việc).
- Tổng số vụ việc đã hòa giải thành: Năm 2014 là 4.017 vụ, việc (Hòa Bình là 969 vụ, việc; Sơn La là 1.698 vụ, việc; Lai Châu là 659 vụ, việc; Điện Biên là 691 vụ, việc); năm 2015 là 3.569 vụ, việc (Hòa Bình là 925 vụ, việc; Sơn La là 1.329 vụ, việc; Lai Châu là 681 vụ, việc; Điện Biên là 634 vụ, việc); năm 2016 là 4.428 vụ, việc (Hòa Bình là 892 vụ, việc; Sơn La là 1.686 vụ, việc; Lai Châu là 1.045 vụ, việc; Điện Biên là 805 vụ, việc); năm 2017 là 4.549 vụ, việc (Hòa Bình là 818 vụ, việc; Sơn La là 1.941 vụ, việc; Lai Châu là 972 vụ, việc; Điện Biên là 818 vụ, việc); năm 2018 là 4.254 vụ, việc (Hòa Bình là 712 vụ, việc; Sơn La là 1.804 vụ, việc; Lai Châu là 855 vụ, việc; Điện Biên là 883 vụ, việc).
Đến nay, 100% tổ hòa giải được kiện toàn ở các tổ, bản, tiểu khu; đội ngũ hòa giải viên đã cơ bản đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở. Thông qua hoạt động hòa giải, những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư được giải quyết kịp thời; nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật; hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp; giữ gìn tình đoàn kết trong khu dân cư; góp phần ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. 09 tháng đầu năm 2019, các tổ hòa giải ở khu vực Tây Bắc đã giải quyết trên 80% số vụ, việc. Cụ thể: Tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận giải quyết 596 vụ, việc, hòa giải thành 493 vụ, việc (đạt tỷ lệ 83%), hòa giải không thành 64 vụ, việc, chưa giải quyết 39 vụ, việc; tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn tỉnh Sơn La bình quân đạt trên 87%…
Việc bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, cung cấp tài liệu pháp luật nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn giáo dục công dân, pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được quan tâm thực hiện. Nhiều lớp tập huấn được mở để bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên. Ví dụ: Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức 04 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh để phổ biến các quy định mới, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật và cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện.
Tuy nhiên, trước yêu cầu mà quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở, đặc biệt là khu vực Tây Bắc với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng đặc thù và với hệ thống tổ chức, nguồn nhân lực hiện có của công tác này còn nhiều điểm bất cập, chưa ngang tầm nhiệm vụ, chưa đáp ứng được đòi hỏi mới của xã hội, của đất nước, cụ thể là:
- Phần lớn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên pháp luật chưa thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết phục vụ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở, đặc biệt là hòa giải viên. Nguyên nhân là do nhiều địa phương chưa bố trí kinh phí để hỗ trợ công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên pháp luật và chưa có cơ chế đặc thù để động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời, thực chất, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở tại khu vực biên giới, nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, vùng điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở có số lượng ít (trung bình mỗi Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ có 01 công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở gắn với triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật). Những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thường được đào tạo chuyên về pháp luật hoặc một chuyên ngành khác, không được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền và tổ chức công tác tuyên truyền do chưa có cơ sở đào tạo chuyên ngành phổ biến, giáo dục pháp luật. Vì vậy, hoạt động của đội ngũ này còn lúng túng, chưa theo đúng các quy trình của việc tổ chức công tác tuyên truyền, thường là vừa học vừa làm, vừa tự rút kinh nghiệm. Không ít báo cáo viên bị lẫn chức năng, nhiệm vụ với giảng viên, giáo viên nên khi đi tuyên truyền nặng về lý thuyết, nhẹ về kỹ năng nên hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân khách quan là do chưa được đào tạo cơ bản, chế độ đãi ngộ chưa cao, ít khuyến khích được họ tham gia một cách ổn định, lâu dài vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tính chuyên nghiệp trong phổ biến, giáo dục pháp luật của cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa cao, thiếu một cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch lâu dài nguồn nhân lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Sự đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được thực tiễn của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chưa tạo ra cơ chế tốt để thu hút các nguồn lực xã hội tham gia công tác này.
Vì vậy, việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là rất cần thiết. Tác giả xin đưa ra một số giải pháp:
Thứ nhất, thường xuyên rà soát, phân loại, đánh giá, củng cố đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo nhóm đối tượng cụ thể để có phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thích hợp.
Thứ hai, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính dài hạn, khoa học, phù hợp với đặc điểm và tình hình các tỉnh Tây Bắc.
Thứ ba, xây dựng, hoàn thiện chế độ, chính sách đối với những người tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, đáp ứng đầy đủ hơn cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm cho việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ tư, xây dựng quy hoạch cán bộ có ngoại ngữ, biết tiếng dân tộc, người dân tộc thiểu số tạo nguồn cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng miền núi, dân tộc thiểu số, người nước ngoài ở Việt Nam với kế hoạch và chính sách đặc thù.
Thứ năm, thực hiện các hoạt động quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng:
- Dự báo nhu cầu đào tạo: Tổ chức khảo sát, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; đánh giá và dự báo nhu cầu của nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật là cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực; dự báo bổ sung nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để có chính sách thu hút.
- Xây dựng, hoạch định chính sách, chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm gắn đào tạo với việc bố trí, sử dụng nhân lực trên cơ sở yêu cầu của công việc, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa phương.
Thứ sáu, tổ chức đoàn kiểm tra theo định kỳ để đánh giá kịp thời việc tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, kỹ năng và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp sát thực bảo đảm thực hiện Đề án trong từng giai đoạn có hiệu quả, chất lượng.
Thứ bảy, các kỹ năng biên soạn tài liệu, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, hiểu biết tiếng dân tộc, hiểu biết về pháp luật nước ngoài cũng được cho là một trong những yếu tố cần thiết để đánh giá năng lực, chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên pháp luật.
Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương đạt hiệu quả cao nhất, góp phần ổn định chính trị, an ninh xã hội tại địa phương.
Vì Thị Phương Thảo
ThS. Lò Thị Thu Hoa
Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
ThS. Lò Thị Thu Hoa
Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
[1]. Theo Báo cáo số 1176/BC-STP ngày 24/10/2019 về kết quả 03 năm thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021”.
[2]. Phụ lục 2 kèm theo Báo cáo số 265/BC-BTP ngày 27/9/2019 của Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức và kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở.
[3]. Phụ lục 2 kèm theo Báo cáo số 265/BC-BTP ngày 27/9/2019 của Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức và kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở.