1. Một số kết quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật tại Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
Trường Trung cấp Luật Tây Bắc được thành lập năm 2012 theo Quyết định số 1946/QĐ-BTP ngày 09/7/2012 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp. Trường do Bộ Tư pháp quản lý toàn diện và trực tiếp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về đào tạo nghề và Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La quản lý hành chính theo lãnh thổ. Trường có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung cấp luật; liên kết với các cơ sở đào tạo khác mở các lớp đào tạo trình độ đại học luật, các lớp đào tạo nghề luật sư, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức; tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho cơ quan, tổ chức và cá nhân; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Với chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật cho khu vực Tây Bắc nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật của tỉnh Sơn La nói riêng thì công tác này tại Trường rất được chú trọng. Xuất phát từ sứ mệnh quan trọng được giao phó, nhà trường luôn xác định đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại trong việc hoàn thành sứ mệnh.
Hàng năm, nhà trường luôn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho chính đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đơn vị. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng luôn bám sát trọng tâm, trọng điểm cho từng đối tượng, gắn kết chặt chẽ hơn với quy hoạch nhân lực của bộ, ngành và vị trí việc làm của các đơn vị. Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường đã có nhiều đổi mới từ khâu xây dựng, ban hành kế hoạch đến cách thức tổ chức thực hiện đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, chất lượng và hoàn thành mục tiêu đề ra. Để nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả kết quả đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên, Trường thực hiện nhiều giải pháp như tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền đối với đội ngũ giáo viên về vai trò, hiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ; đồng thời, kiến nghị tăng cường hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các trường trung cấp luật... Những điều này đã tác động không nhỏ đến hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật của Trường thời gian qua.
1.1. Về công tác đào tạo
Chương trình đào tạo của Trường Trung cấp Luật Tây Bắc được xây dựng trên cơ sở quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28/6/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp, Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Chương trình đào tạo của nhà trường có mục tiêu đào tạo rõ ràng, cụ thể, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng nhu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực pháp luật khu vực các tỉnh Tây Bắc. Trường đã ban hành 02 chương trình đào tạo: (i) Chương trình đào tạo hệ trung học phổ thông (02 năm); (ii) Chương trình đào tạo hệ trung học cơ sở (03 năm)[1]. Chương trình đào tạo của nhà trường được thiết kế theo hướng liên thông lên đại học luật. Theo đó, trước đây, học sinh sau khi tốt nghiệp nếu đủ điều kiện liên thông phải học thêm 05 học phần mới và học nâng cao 13 học phần. Tuy nhiên, việc thiết kế chương trình đào tạo mới theo hướng đào tạo nghề yêu cầu các môn học cơ bản giảm về thời lượng, số lượng môn học, điều này đã ảnh hưởng đến điều kiện tham gia học liên thông lên trình độ đại học của không ít học viên.
Theo Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng, Trường Trung cấp Luật Tây Bắc đã tổ chức tuyển sinh 02 đợt/năm. Tính đến ngày 30/6/2018, nhà trường đã đào tạo tổng số 1.391 học sinh trung cấp luật hệ chính quy.
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức đào tạo cho các lớp, các khóa đúng thời hạn và tiến độ đào tạo. Trong tổng số học sinh mà Trường đã tổ chức đào tạo thì có khoảng 95% là học sinh của tỉnh Sơn La, 5% học sinh của các tỉnh còn lại như: Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái... Học sinh là đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ hơn 93%, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 7%.
Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực pháp luật của Trường Trung cấp Luật Tây Bắc và chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao, tổng toàn khóa có 1,2% tỷ lệ học sinh tốt nghiệp loại xuất sắc, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp loại giỏi đạt 17% tăng lên theo các năm.
1.2. Về công tác bồi dưỡng
Việc bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật hiện vẫn là một trong những đòi hỏi bức thiết của xã hội nói chung, các tỉnh Tây Bắc nói riêng. Thực tế cho thấy, lực lượng công chức tư pháp luôn thiếu hụt, có nhu cầu bổ sung mới do thường xuyên được bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác. Nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo lại hàng năm cho đội ngũ công chức tư pháp theo quy định khoảng 2.000 lượt người/năm cần được bổ sung kiến thức pháp luật. Khoảng 5.000 lượt hòa giải viên ở cơ sở, già làng, trưởng bản, công an xã mỗi năm cần được tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng hình thức trực tiếp…
Với trình độ dân trí hiện nay, nhân lực làm công tác pháp luật của vùng còn thiếu và yếu. Chính vì vậy, nhà trường luôn chú trọng tăng cường liên kết mở các lớp bồi dưỡng, Trường Trung cấp Luật Tây Bắc đã tổ chức mở lớp đầu tiên năm 2014 với 75 học viên bồi dưỡng tại tỉnh Yên Bái; năm 2016, số lượng đã tăng lên 115 học viên. Trên cơ sở đó, năm 2018, nhà trường đã tổ chức 14 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tư pháp - hộ tịch tại 06 tỉnh gồm: Tỉnh Sơn La: 04 lớp với tổng số 418 học viên; Hải Dương: 02 lớp với 153 học viên; Điện Biên: 01 lớp với 130 học viên; Lào Cai: 05 lớp với 335 học viên, 01 lớp với 246 học viên.
2. Một số khó khăn, tồn tại và giải pháp khắc phục trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật
Hiện nay, tâm lý trọng bằng cấp của người dân, xã hội vẫn còn khá phổ biến, trong khi đó, công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề còn yếu, chưa làm cho xã hội, nhất là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông hiểu đúng và lựa chọn học nghề; mặt khác, thay đổi trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng đã thu hút phần lớn học sinh vào học đại học, cao đẳng, do đó, để hoàn thành sứ mệnh của nhà trường càng khó khăn, song hiện nay, trường Trung cấp Luật Tây Bắc đã tổ chức liên kết với các cơ sở đào tạo luật học uy tín để thực hiện mở các lớp đào tạo liên thông đại học luật, đại học luật văn bằng một, đại học luật văn bằng hai.
Đối tượng và địa bàn tuyển sinh của các trường trung cấp luật chủ yếu là học sinh trung học cơ sở tại các thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, ở miền núi, ở xã nghèo, huyện nghèo... nên việc các em về tham gia học tại trường đã khó, việc giữ các em tiếp tục học tại trường lại càng khó hơn. Chính vì vậy, nhà trường luôn luôn thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về trợ cấp và các chế độ chính sách cùng chung sức giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó đi lên hoàn thành chương trình đào tạo và mở ra nhiều cơ hội việc làm.
Theo Quyết định số 2917/QĐ-BTP ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Trường Trung cấp Luật Tây Bắc, các hạng mục được đầu tư và quy mô xây lắp tại trụ sở Trường Trung cấp Luật Tây Bắc giai đoạn 1 được triển khai xây dựng là 11,5 ha.
Chương trình đào tạo được xây dựng theo sát với nhu cầu nhân lực, việc làm trong xã hội, trong thiết kế chương trình phần nào định hướng đào tạo theo hướng nghề nghiệp. Hiện nay, chương trình đang được nghiên cứu điều chỉnh theo hướng đào tạo nghề (đảm bảo khối lượng lý thuyết từ 25 - 45%, thực hành từ 55 - 75%) tạo điều kiện để liên thông lên trình độ đại học.
[1]. Chi tiết Chương trình đào tạo trình độ trung cấp luật chính quy tại Phụ lục số 10.
Trường Trung cấp Luật Tây Bắc được thành lập năm 2012 theo Quyết định số 1946/QĐ-BTP ngày 09/7/2012 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp. Trường do Bộ Tư pháp quản lý toàn diện và trực tiếp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về đào tạo nghề và Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La quản lý hành chính theo lãnh thổ. Trường có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung cấp luật; liên kết với các cơ sở đào tạo khác mở các lớp đào tạo trình độ đại học luật, các lớp đào tạo nghề luật sư, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức; tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho cơ quan, tổ chức và cá nhân; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Với chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật cho khu vực Tây Bắc nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật của tỉnh Sơn La nói riêng thì công tác này tại Trường rất được chú trọng. Xuất phát từ sứ mệnh quan trọng được giao phó, nhà trường luôn xác định đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại trong việc hoàn thành sứ mệnh.
Hàng năm, nhà trường luôn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho chính đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đơn vị. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng luôn bám sát trọng tâm, trọng điểm cho từng đối tượng, gắn kết chặt chẽ hơn với quy hoạch nhân lực của bộ, ngành và vị trí việc làm của các đơn vị. Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường đã có nhiều đổi mới từ khâu xây dựng, ban hành kế hoạch đến cách thức tổ chức thực hiện đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, chất lượng và hoàn thành mục tiêu đề ra. Để nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả kết quả đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên, Trường thực hiện nhiều giải pháp như tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền đối với đội ngũ giáo viên về vai trò, hiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ; đồng thời, kiến nghị tăng cường hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các trường trung cấp luật... Những điều này đã tác động không nhỏ đến hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật của Trường thời gian qua.
1.1. Về công tác đào tạo
Chương trình đào tạo của Trường Trung cấp Luật Tây Bắc được xây dựng trên cơ sở quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28/6/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp, Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Chương trình đào tạo của nhà trường có mục tiêu đào tạo rõ ràng, cụ thể, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng nhu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực pháp luật khu vực các tỉnh Tây Bắc. Trường đã ban hành 02 chương trình đào tạo: (i) Chương trình đào tạo hệ trung học phổ thông (02 năm); (ii) Chương trình đào tạo hệ trung học cơ sở (03 năm)[1]. Chương trình đào tạo của nhà trường được thiết kế theo hướng liên thông lên đại học luật. Theo đó, trước đây, học sinh sau khi tốt nghiệp nếu đủ điều kiện liên thông phải học thêm 05 học phần mới và học nâng cao 13 học phần. Tuy nhiên, việc thiết kế chương trình đào tạo mới theo hướng đào tạo nghề yêu cầu các môn học cơ bản giảm về thời lượng, số lượng môn học, điều này đã ảnh hưởng đến điều kiện tham gia học liên thông lên trình độ đại học của không ít học viên.
Theo Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng, Trường Trung cấp Luật Tây Bắc đã tổ chức tuyển sinh 02 đợt/năm. Tính đến ngày 30/6/2018, nhà trường đã đào tạo tổng số 1.391 học sinh trung cấp luật hệ chính quy.
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức đào tạo cho các lớp, các khóa đúng thời hạn và tiến độ đào tạo. Trong tổng số học sinh mà Trường đã tổ chức đào tạo thì có khoảng 95% là học sinh của tỉnh Sơn La, 5% học sinh của các tỉnh còn lại như: Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái... Học sinh là đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ hơn 93%, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 7%.
Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực pháp luật của Trường Trung cấp Luật Tây Bắc và chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao, tổng toàn khóa có 1,2% tỷ lệ học sinh tốt nghiệp loại xuất sắc, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp loại giỏi đạt 17% tăng lên theo các năm.
1.2. Về công tác bồi dưỡng
Việc bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật hiện vẫn là một trong những đòi hỏi bức thiết của xã hội nói chung, các tỉnh Tây Bắc nói riêng. Thực tế cho thấy, lực lượng công chức tư pháp luôn thiếu hụt, có nhu cầu bổ sung mới do thường xuyên được bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác. Nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo lại hàng năm cho đội ngũ công chức tư pháp theo quy định khoảng 2.000 lượt người/năm cần được bổ sung kiến thức pháp luật. Khoảng 5.000 lượt hòa giải viên ở cơ sở, già làng, trưởng bản, công an xã mỗi năm cần được tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng hình thức trực tiếp…
Với trình độ dân trí hiện nay, nhân lực làm công tác pháp luật của vùng còn thiếu và yếu. Chính vì vậy, nhà trường luôn chú trọng tăng cường liên kết mở các lớp bồi dưỡng, Trường Trung cấp Luật Tây Bắc đã tổ chức mở lớp đầu tiên năm 2014 với 75 học viên bồi dưỡng tại tỉnh Yên Bái; năm 2016, số lượng đã tăng lên 115 học viên. Trên cơ sở đó, năm 2018, nhà trường đã tổ chức 14 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tư pháp - hộ tịch tại 06 tỉnh gồm: Tỉnh Sơn La: 04 lớp với tổng số 418 học viên; Hải Dương: 02 lớp với 153 học viên; Điện Biên: 01 lớp với 130 học viên; Lào Cai: 05 lớp với 335 học viên, 01 lớp với 246 học viên.
2. Một số khó khăn, tồn tại và giải pháp khắc phục trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật
Hiện nay, tâm lý trọng bằng cấp của người dân, xã hội vẫn còn khá phổ biến, trong khi đó, công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề còn yếu, chưa làm cho xã hội, nhất là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông hiểu đúng và lựa chọn học nghề; mặt khác, thay đổi trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng đã thu hút phần lớn học sinh vào học đại học, cao đẳng, do đó, để hoàn thành sứ mệnh của nhà trường càng khó khăn, song hiện nay, trường Trung cấp Luật Tây Bắc đã tổ chức liên kết với các cơ sở đào tạo luật học uy tín để thực hiện mở các lớp đào tạo liên thông đại học luật, đại học luật văn bằng một, đại học luật văn bằng hai.
Đối tượng và địa bàn tuyển sinh của các trường trung cấp luật chủ yếu là học sinh trung học cơ sở tại các thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, ở miền núi, ở xã nghèo, huyện nghèo... nên việc các em về tham gia học tại trường đã khó, việc giữ các em tiếp tục học tại trường lại càng khó hơn. Chính vì vậy, nhà trường luôn luôn thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về trợ cấp và các chế độ chính sách cùng chung sức giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó đi lên hoàn thành chương trình đào tạo và mở ra nhiều cơ hội việc làm.
Theo Quyết định số 2917/QĐ-BTP ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Trường Trung cấp Luật Tây Bắc, các hạng mục được đầu tư và quy mô xây lắp tại trụ sở Trường Trung cấp Luật Tây Bắc giai đoạn 1 được triển khai xây dựng là 11,5 ha.
Chương trình đào tạo được xây dựng theo sát với nhu cầu nhân lực, việc làm trong xã hội, trong thiết kế chương trình phần nào định hướng đào tạo theo hướng nghề nghiệp. Hiện nay, chương trình đang được nghiên cứu điều chỉnh theo hướng đào tạo nghề (đảm bảo khối lượng lý thuyết từ 25 - 45%, thực hành từ 55 - 75%) tạo điều kiện để liên thông lên trình độ đại học.
ThS. Đèo Thị Lan Hương
Lường Hồng Lâm
Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
Lường Hồng Lâm
Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
[1]. Chi tiết Chương trình đào tạo trình độ trung cấp luật chính quy tại Phụ lục số 10.