1. Công tác xây dựng Bộ pháp điển của Việt Nam
Ngày 16/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý để xây dựng Bộ pháp điển của Việt Nam. Triển khai thực hiện công việc này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tư pháp đã ban hành các văn bản để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một cách đầy đủ, tạo điều kiện để xây dựng Bộ pháp điển thuận lợi và hiệu quả.
Bộ pháp điển được cấu trúc theo các chủ đề. Trong mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Trong mỗi đề mục có thể có các phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm. Hiện nay, Bộ pháp điển có 45 chủ đề được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 45 và có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề. Bộ pháp điển được xây dựng trong 10 năm chia làm 03 giai đoạn: Giai đoạn 01 (2014 - 2017) hoàn thành 22 đề mục; giai đoạn 02 (2018 - 2020) hoàn thành 144 đề mục và giai đoạn 03 (2021 - 2023) hoàn thành 105 đề mục1.
Theo quy định của Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thì Bộ pháp điển hiện nay được pháp điển từ các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành2 (hiện nay có 8.748 văn bản quy phạm pháp luật3), không đưa vào Bộ pháp điển các văn bản như: Hiến pháp, văn bản do chính quyền địa phương ban hành, điều ước quốc tế, án lệ, tập quán hay văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực. Các điều của văn bản quy phạm pháp luật đưa vào Bộ pháp điển được sắp xếp một cách khoa học, logic, bảo đảm nguyên tắc trật tự giá trị pháp lý từ cao xuống thấp; đối với các điều trong các văn bản có cùng thứ bậc giá trị hiệu lực thì được sắp xếp theo trật tự thời gian ban hành; các điều của văn bản đưa vào Bộ pháp điển đều được mã hóa theo một nguyên tắc để dễ dàng nhận diện vị trí của điều trong Bộ pháp điển; điều trong Bộ pháp điển có nội dung liên quan đến nhau nhưng không được sắp xếp vào cùng một chỗ thì được chỉ dẫn là có liên quan đến nhau; các điều của văn bản được sửa đổi, bổ sung thì được ghi chú cụ thể là “điều này có nội dung được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điều số...”.
Việc tổ chức xây dựng và quản lý Bộ pháp điển được thực hiện theo trình tự: (i) Các bộ, ngành có thẩm quyền thực hiện pháp điển các đề mục theo quy định tại Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục. Ngoài ra, các bộ, ngành thực hiện pháp điển theo văn bản bảo đảm đúng nguyên tắc theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Tức là văn bản do bộ, ngành nào chủ trì soạn thảo hoặc ban hành thì bộ, ngành đó sẽ thực hiện pháp điển. (ii) Sau khi các bộ, ngành thực hiện pháp điển xong theo đề mục thì gửi cho Bộ Tư pháp để thẩm định. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Các bộ, ngành tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định, hoàn thiện lại hồ sơ kết quả pháp điển gửi Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp trình Chính phủ thông qua. (iii) Chính phủ xem xét và thông qua kết quả pháp điển và đưa vào khai thác sử dụng. Sau khi Chính phủ thông qua, Bộ Tư pháp sẽ giúp Chính phủ đăng tải Bộ pháp điển điện tử trên Cổng thông tin điện tử pháp điển. (iv) Sau khi pháp điển xong các đề mục, nếu có văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành hoặc bãi bỏ văn bản đã đưa vào Bộ pháp điển thì bộ, ngành nào ban hành văn bản hoặc chủ trì soạn thảo văn bản mới đó có trách nhiệm cập nhật quy phạm pháp luật mới ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực ra khỏi Bộ pháp điển theo quy định để bảo đảm các quy phạm pháp luật trong Bộ pháp điển là các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực.
Cho đến nay, các bộ, ngành đã thực hiện pháp điển xong, trình Chính phủ xem xét thông qua và đưa vào khai thác, sử dụng 120/271 đề mục. Như vậy, còn 151/271 đề mục chưa được pháp điển xong. Với tiến độ pháp điển các đề mục như hiện nay, việc xây dựng và hoàn thành Bộ pháp điển có thể “về đích sớm” (phấn đấu hoàn thành vào năm 2021). Bộ pháp điển điện tử được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn).
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, đưa Bộ pháp điển vào cuộc sống
Chính phủ đã thông qua và đưa vào khai thác, sử dụng 120/271 đề mục tại 04 nghị quyết của Chính phủ gồm: Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 13/6/2017; Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 16/01/2018; Nghị quyết số 129/NQ-CP ngày 16/10/2018; Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 23/7/2019. Cho đến nay, những đề mục đầu tiên đưa vào sử dụng đã được hơn 02 năm. Bộ Tư pháp đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm sớm đưa Bộ pháp điển vào khai thác, sử dụng như: (i) Tổ chức các hội nghị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu kết quả pháp điển đến các đối tượng thường xuyên sử dụng văn bản quy phạm pháp luật như: Pháp chế các bộ, ngành; pháp chế các sở, ngành; doanh nghiệp, thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, luật gia, công chứng viên, sinh viên luật… (ii) Tổ chức các hội nghị hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển và trao đổi, thảo luận những vấn đề pháp lý phát sinh thông qua kết quả pháp điển trong các lĩnh vực như doanh nghiệp, đầu tư, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đất đai. (iii) Bộ Tư pháp có công văn gửi các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh nhằm giới thiệu và đề nghị các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai khai thác, sử dụng Bộ pháp điển tại cơ quan, địa phương mình, đồng thời nghiên cứu tích hợp Bộ pháp điển lên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức thuận tiện trong việc khai thác, sử dụng Bộ pháp điển. Đến nay, đã có một số bộ, ngành, địa phương tích hợp Bộ pháp điển lên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương mình. (iv) Bộ Tư pháp cũng đã thực hiện viết và đăng nhiều tin, bài trên một số báo, tạp chí, Cổng thông tin điện tử nhằm giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển. Bộ pháp điển bước đầu đã được xã hội đón nhận tích cực, khai thác và sử dụng. Đặc biệt, một số luật sư, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đã thường xuyên khai thác, sử dụng và coi Bộ pháp điển là một trong những công cụ hữu hiệu hỗ trợ giải quyết công việc…
Tuy nhiên, qua theo dõi thì số người sử dụng Bộ pháp điển chưa nhiều. Cụ thể, từ tháng 6/2017 đến nay, mới có hơn 03 triệu lượt truy cập vào Bộ pháp điển điện tử. Tức là khoảng hơn 03 nghìn lượt truy cập mỗi ngày. Tác giả cho rằng, với việc thực hiện truyền thông như vừa rồi của Bộ Tư pháp cũng như kết quả đạt được như vậy trong bối cảnh Bộ pháp điển mới được xây dựng xong một phần nhỏ thì có thể chấp nhận được. Nhưng cho đến nay, Bộ pháp điển đã xây dựng được gần ½, do đó, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm vào việc đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển trong thời gian tới. Việc đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền về Bộ pháp điển cần tính đến thời điểm là rất quan trọng vì nếu thực hiện sớm quá thì đôi khi lợi bất cập hại (Chính phủ mới thông qua được một ít đề mục). Tức là người dân khi tra cứu vào Bộ pháp điển thì hầu như chưa có gì sẽ nảy sinh tâm lý không muốn vào nữa vì không biết lúc nào mới có những quy định cần tìm. Nếu thực hiện muộn quá thì là lãng phí, tức là Bộ pháp điển đã được đưa vào khai thác, sử dụng một phần rồi mà người dân không biết, không sử dụng thì rất lãng phí vì giá trị của Bộ pháp điển mang lại cho toàn xã hội là rất lớn (làm giảm chi phí tuân thủ pháp luật).
Để Bộ pháp điển đi vào cuộc sống được hiệu quả hơn, tác giả cho rằng, Bộ Tư pháp cần nghiên cứu đưa ra một kế hoạch truyền thông trên nhiều phương diện, đòi hỏi nhiều bộ, ngành, địa phương cùng vào cuộc để từng người dân biết đến sự tồn tại của Bộ pháp điển cũng như tính hữu ích, tiện lợi của Bộ pháp điển mang lại. Qua đó, dần làm thay đổi thói quen của người dân từ sử dụng các văn bản đơn lẻ sang sử dụng Bộ pháp điển. Kế hoạch truyền thông cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển đến từng đối tượng cụ thể với các phương pháp phù hợp bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả: Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối được Chính phủ giao tổ chức triển khai xây dựng Bộ pháp điển thì Bộ Tư pháp cũng cần nghiên cứu để tham mưu giúp Chính phủ trong việc tổ chức tuyên truyền Bộ pháp điển. Để bảo đảm việc tuyên truyền được hiệu quả thì cần xác định rõ đối tượng và phương pháp tuyên truyền phù hợp. Ví dụ như: (i) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Tư pháp sẽ là cơ quan đầu mối triển khai và các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp tổ chức thực hiện tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển trong cơ quan, trong ngành và địa phương mình. Phương pháp thực hiện có thể bằng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm hoặc văn bản hướng dẫn cụ thể. (ii) Đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn như hải quan, đất đai, bảo hiểm... thì các bộ, ngành phụ trách lĩnh vực cần xác định rõ đối tượng liên quan để tuyên truyền, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển. Phương pháp thực hiện có thể bằng hội nghị, công văn hướng dẫn, tờ rơi, tờ gấp. (iii) Tuyên truyền rộng rãi trong toàn xã hội, trong đó, Bộ Tư pháp cần lên kế hoạch cụ thể để xác lập các phương pháp tuyên truyền phù hợp như thực hiện tuyên truyền trên truyền hình, truyền thanh, báo chí...; các cơ quan, tổ chức cần đăng tải Bộ pháp điển điện tử trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan mình để giúp các cá nhân, tổ chức liên quan đến cơ quan mình dễ dàng tiếp cận để khai thác, sử dụng Bộ pháp điển.
Thứ hai, Chính phủ cần vào cuộc chỉ đạo sát sao, cụ thể hơn trong việc tuyên truyền đưa Bộ pháp điển vào cuộc sống: Việc các cơ quan, tổ chức xác định rõ đối tượng và phương pháp thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển như nội dung thứ nhất ở trên nhưng thực tế triển khai như thế nào là một khoảng cách xa. Các cơ quan, tổ chức nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng hiện nay đang đảm nhiệm rất nhiều việc nên quan tâm triển khai tuyên truyền, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển còn hạn chế. Vì vậy, Chính phủ cần vào cuộc chỉ đạo sát sao, cụ thể hơn trong việc tuyên truyền đưa Bộ pháp điển vào cuộc sống; quan tâm bố trí kinh phí để các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện phù hợp, hiệu quả.
[1]. Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển.
[2]. Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
[3]. Báo cáo số 145/BC-BTP ngày 31/5/2019 của Bộ Tư pháp về kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trong cả nước kỳ 2014 - 2018.
Ngày 16/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý để xây dựng Bộ pháp điển của Việt Nam. Triển khai thực hiện công việc này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tư pháp đã ban hành các văn bản để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một cách đầy đủ, tạo điều kiện để xây dựng Bộ pháp điển thuận lợi và hiệu quả.
Bộ pháp điển được cấu trúc theo các chủ đề. Trong mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Trong mỗi đề mục có thể có các phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm. Hiện nay, Bộ pháp điển có 45 chủ đề được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 45 và có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề. Bộ pháp điển được xây dựng trong 10 năm chia làm 03 giai đoạn: Giai đoạn 01 (2014 - 2017) hoàn thành 22 đề mục; giai đoạn 02 (2018 - 2020) hoàn thành 144 đề mục và giai đoạn 03 (2021 - 2023) hoàn thành 105 đề mục1.
Theo quy định của Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thì Bộ pháp điển hiện nay được pháp điển từ các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành2 (hiện nay có 8.748 văn bản quy phạm pháp luật3), không đưa vào Bộ pháp điển các văn bản như: Hiến pháp, văn bản do chính quyền địa phương ban hành, điều ước quốc tế, án lệ, tập quán hay văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực. Các điều của văn bản quy phạm pháp luật đưa vào Bộ pháp điển được sắp xếp một cách khoa học, logic, bảo đảm nguyên tắc trật tự giá trị pháp lý từ cao xuống thấp; đối với các điều trong các văn bản có cùng thứ bậc giá trị hiệu lực thì được sắp xếp theo trật tự thời gian ban hành; các điều của văn bản đưa vào Bộ pháp điển đều được mã hóa theo một nguyên tắc để dễ dàng nhận diện vị trí của điều trong Bộ pháp điển; điều trong Bộ pháp điển có nội dung liên quan đến nhau nhưng không được sắp xếp vào cùng một chỗ thì được chỉ dẫn là có liên quan đến nhau; các điều của văn bản được sửa đổi, bổ sung thì được ghi chú cụ thể là “điều này có nội dung được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điều số...”.
Việc tổ chức xây dựng và quản lý Bộ pháp điển được thực hiện theo trình tự: (i) Các bộ, ngành có thẩm quyền thực hiện pháp điển các đề mục theo quy định tại Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục. Ngoài ra, các bộ, ngành thực hiện pháp điển theo văn bản bảo đảm đúng nguyên tắc theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Tức là văn bản do bộ, ngành nào chủ trì soạn thảo hoặc ban hành thì bộ, ngành đó sẽ thực hiện pháp điển. (ii) Sau khi các bộ, ngành thực hiện pháp điển xong theo đề mục thì gửi cho Bộ Tư pháp để thẩm định. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Các bộ, ngành tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định, hoàn thiện lại hồ sơ kết quả pháp điển gửi Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp trình Chính phủ thông qua. (iii) Chính phủ xem xét và thông qua kết quả pháp điển và đưa vào khai thác sử dụng. Sau khi Chính phủ thông qua, Bộ Tư pháp sẽ giúp Chính phủ đăng tải Bộ pháp điển điện tử trên Cổng thông tin điện tử pháp điển. (iv) Sau khi pháp điển xong các đề mục, nếu có văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành hoặc bãi bỏ văn bản đã đưa vào Bộ pháp điển thì bộ, ngành nào ban hành văn bản hoặc chủ trì soạn thảo văn bản mới đó có trách nhiệm cập nhật quy phạm pháp luật mới ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực ra khỏi Bộ pháp điển theo quy định để bảo đảm các quy phạm pháp luật trong Bộ pháp điển là các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực.
Cho đến nay, các bộ, ngành đã thực hiện pháp điển xong, trình Chính phủ xem xét thông qua và đưa vào khai thác, sử dụng 120/271 đề mục. Như vậy, còn 151/271 đề mục chưa được pháp điển xong. Với tiến độ pháp điển các đề mục như hiện nay, việc xây dựng và hoàn thành Bộ pháp điển có thể “về đích sớm” (phấn đấu hoàn thành vào năm 2021). Bộ pháp điển điện tử được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn).
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, đưa Bộ pháp điển vào cuộc sống
Chính phủ đã thông qua và đưa vào khai thác, sử dụng 120/271 đề mục tại 04 nghị quyết của Chính phủ gồm: Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 13/6/2017; Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 16/01/2018; Nghị quyết số 129/NQ-CP ngày 16/10/2018; Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 23/7/2019. Cho đến nay, những đề mục đầu tiên đưa vào sử dụng đã được hơn 02 năm. Bộ Tư pháp đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm sớm đưa Bộ pháp điển vào khai thác, sử dụng như: (i) Tổ chức các hội nghị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu kết quả pháp điển đến các đối tượng thường xuyên sử dụng văn bản quy phạm pháp luật như: Pháp chế các bộ, ngành; pháp chế các sở, ngành; doanh nghiệp, thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, luật gia, công chứng viên, sinh viên luật… (ii) Tổ chức các hội nghị hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển và trao đổi, thảo luận những vấn đề pháp lý phát sinh thông qua kết quả pháp điển trong các lĩnh vực như doanh nghiệp, đầu tư, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đất đai. (iii) Bộ Tư pháp có công văn gửi các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh nhằm giới thiệu và đề nghị các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai khai thác, sử dụng Bộ pháp điển tại cơ quan, địa phương mình, đồng thời nghiên cứu tích hợp Bộ pháp điển lên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức thuận tiện trong việc khai thác, sử dụng Bộ pháp điển. Đến nay, đã có một số bộ, ngành, địa phương tích hợp Bộ pháp điển lên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương mình. (iv) Bộ Tư pháp cũng đã thực hiện viết và đăng nhiều tin, bài trên một số báo, tạp chí, Cổng thông tin điện tử nhằm giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển. Bộ pháp điển bước đầu đã được xã hội đón nhận tích cực, khai thác và sử dụng. Đặc biệt, một số luật sư, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đã thường xuyên khai thác, sử dụng và coi Bộ pháp điển là một trong những công cụ hữu hiệu hỗ trợ giải quyết công việc…
Tuy nhiên, qua theo dõi thì số người sử dụng Bộ pháp điển chưa nhiều. Cụ thể, từ tháng 6/2017 đến nay, mới có hơn 03 triệu lượt truy cập vào Bộ pháp điển điện tử. Tức là khoảng hơn 03 nghìn lượt truy cập mỗi ngày. Tác giả cho rằng, với việc thực hiện truyền thông như vừa rồi của Bộ Tư pháp cũng như kết quả đạt được như vậy trong bối cảnh Bộ pháp điển mới được xây dựng xong một phần nhỏ thì có thể chấp nhận được. Nhưng cho đến nay, Bộ pháp điển đã xây dựng được gần ½, do đó, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm vào việc đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển trong thời gian tới. Việc đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền về Bộ pháp điển cần tính đến thời điểm là rất quan trọng vì nếu thực hiện sớm quá thì đôi khi lợi bất cập hại (Chính phủ mới thông qua được một ít đề mục). Tức là người dân khi tra cứu vào Bộ pháp điển thì hầu như chưa có gì sẽ nảy sinh tâm lý không muốn vào nữa vì không biết lúc nào mới có những quy định cần tìm. Nếu thực hiện muộn quá thì là lãng phí, tức là Bộ pháp điển đã được đưa vào khai thác, sử dụng một phần rồi mà người dân không biết, không sử dụng thì rất lãng phí vì giá trị của Bộ pháp điển mang lại cho toàn xã hội là rất lớn (làm giảm chi phí tuân thủ pháp luật).
Để Bộ pháp điển đi vào cuộc sống được hiệu quả hơn, tác giả cho rằng, Bộ Tư pháp cần nghiên cứu đưa ra một kế hoạch truyền thông trên nhiều phương diện, đòi hỏi nhiều bộ, ngành, địa phương cùng vào cuộc để từng người dân biết đến sự tồn tại của Bộ pháp điển cũng như tính hữu ích, tiện lợi của Bộ pháp điển mang lại. Qua đó, dần làm thay đổi thói quen của người dân từ sử dụng các văn bản đơn lẻ sang sử dụng Bộ pháp điển. Kế hoạch truyền thông cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển đến từng đối tượng cụ thể với các phương pháp phù hợp bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả: Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối được Chính phủ giao tổ chức triển khai xây dựng Bộ pháp điển thì Bộ Tư pháp cũng cần nghiên cứu để tham mưu giúp Chính phủ trong việc tổ chức tuyên truyền Bộ pháp điển. Để bảo đảm việc tuyên truyền được hiệu quả thì cần xác định rõ đối tượng và phương pháp tuyên truyền phù hợp. Ví dụ như: (i) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Tư pháp sẽ là cơ quan đầu mối triển khai và các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp tổ chức thực hiện tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển trong cơ quan, trong ngành và địa phương mình. Phương pháp thực hiện có thể bằng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm hoặc văn bản hướng dẫn cụ thể. (ii) Đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn như hải quan, đất đai, bảo hiểm... thì các bộ, ngành phụ trách lĩnh vực cần xác định rõ đối tượng liên quan để tuyên truyền, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển. Phương pháp thực hiện có thể bằng hội nghị, công văn hướng dẫn, tờ rơi, tờ gấp. (iii) Tuyên truyền rộng rãi trong toàn xã hội, trong đó, Bộ Tư pháp cần lên kế hoạch cụ thể để xác lập các phương pháp tuyên truyền phù hợp như thực hiện tuyên truyền trên truyền hình, truyền thanh, báo chí...; các cơ quan, tổ chức cần đăng tải Bộ pháp điển điện tử trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan mình để giúp các cá nhân, tổ chức liên quan đến cơ quan mình dễ dàng tiếp cận để khai thác, sử dụng Bộ pháp điển.
Thứ hai, Chính phủ cần vào cuộc chỉ đạo sát sao, cụ thể hơn trong việc tuyên truyền đưa Bộ pháp điển vào cuộc sống: Việc các cơ quan, tổ chức xác định rõ đối tượng và phương pháp thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển như nội dung thứ nhất ở trên nhưng thực tế triển khai như thế nào là một khoảng cách xa. Các cơ quan, tổ chức nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng hiện nay đang đảm nhiệm rất nhiều việc nên quan tâm triển khai tuyên truyền, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển còn hạn chế. Vì vậy, Chính phủ cần vào cuộc chỉ đạo sát sao, cụ thể hơn trong việc tuyên truyền đưa Bộ pháp điển vào cuộc sống; quan tâm bố trí kinh phí để các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện phù hợp, hiệu quả.
ThS. Trần Thanh Loan
Vũ Thị Mai
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
Vũ Thị Mai
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
[1]. Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển.
[2]. Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
[3]. Báo cáo số 145/BC-BTP ngày 31/5/2019 của Bộ Tư pháp về kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trong cả nước kỳ 2014 - 2018.