1. Khái quát về Công ước
Công ước La Hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước) là điều ước quốc tế đa phương của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (HCCH) được ký ngày 18/3/1970 và có hiệu lực ngày 07/10/1972. Công ước hiện có 62 quốc gia thành viên[1, là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng cho hoạt động tương trợ tư pháp (TTTP) th]u thập chứng cứ (TTCC). Những quốc gia mà Việt Nam có nhu cầu ủy thác tư pháp TTCC cao đều là thành viên của Công ước này (Hoa Kỳ, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Anh, Singapore…). Có 59 quốc gia tham gia đồng thời cả Công ước này và Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước tống đạt), trong số đó có 54 quốc gia là thành viên của Hội nghị La Hay[2]. Con số ấn tượng trên đã chứng minh hai công ước là một cặp công cụ pháp lý hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động TTTP, giúp giải quyết các vụ việc dân sự, thương mại một cách nhanh chóng, triệt để.
Mục tiêu của Công ước là tạo điều kiện thuận lợi cho việc TTCC và hài hòa hóa phương thức TTCC giữa các quốc gia thông qua văn bản yêu cầu gửi đến cơ quan trung ương của quốc gia thành viên khác (kênh chính) và thông qua viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự và người được ủy quyền (các kênh TTCC bổ sung).
Công ước chỉ được áp dụng cho việc TTCC trong các thủ tục tố tụng trong lĩnh vực dân sự, thương mại và thực hiện các hoạt động tư pháp khác giữa các quốc gia thành viên. Thuật ngữ “hoạt động tư pháp khác” không được định nghĩa trong Công ước. Tuy nhiên, quốc gia được yêu cầu có thể từ chối nếu việc thực hiện yêu cầu không thuộc chức năng của cơ quan tư pháp. Theo Sổ tay thực thi Công ước[3], hoạt động tư pháp khác có thể là thu thập thông tin về thu nhập; lấy ý kiến về việc xác định quan hệ cha con; thu thập bản sao giấy tờ hộ tịch; thu thập văn bản xác định việc không kháng cáo; chuyển tiền hay yêu cầu xác minh, TTCC để thi hành bản án, quyết định của Tòa án…. Công ước loại trừ khỏi phạm vi áp dụng các hoạt động: Tống đạt giấy tờ; thi hành bản án, quyết định của Tòa án; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc biện pháp bảo vệ khác.
Công ước gồm 03 chương và 42 điều, với những nội dung cụ thể như:
- Chương I - Văn bản yêu cầu TTCC (từ Điều 1 đến Điều 14): Khi gia nhập Công ước, quốc gia thành viên có trách nhiệm chỉ định một cơ quan trung ương (Điều 2) để nhận văn bản yêu cầu, chuyển văn bản xác nhận việc thực hiện và thông báo lý do của việc không thực hiện. Văn bản yêu cầu có đầy đủ các thông tin về cơ quan yêu cầu, các bên tham gia tố tụng, chứng cứ cần thu thập, các câu hỏi, thông tin, tài liệu về tài sản cần xác minh… Văn bản này phải được dịch sang ngôn ngữ chính thức của quốc gia được yêu cầu hoặc tiếng Anh, tiếng Pháp nếu quốc gia được yêu cầu không phản đối (Điều 3, Điều 4). Việc thực hiện văn bản yêu cầu theo quy định pháp luật của quốc gia được yêu cầu hoặc theo cách thức, thủ tục đặc biệt mà quốc gia yêu cầu đề nghị nếu phù hợp với pháp luật quốc gia được yêu cầu (Điều 9), không làm phát sinh chi phí trừ một số trường hợp đặc biệt (Điều 14).
- Chương II - TTCC thông qua viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự và người được ủy quyền (từ Điều 15 đến Điều 22): Trường hợp pháp luật nước cử có quy định và quốc gia nơi chứng cứ được thu thập cho phép, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự và người được ủy quyền có thể tiến hành TTCC theo quy định tương ứng tại Chương II của Công ước. Việc thu thập chứng cứ theo các phương thức này phụ thuộc vào sự tự nguyện của người có chứng cứ và có thể phải được sự cho phép trước của một cơ quan được chỉ định của quốc gia được yêu cầu. Khi được phép TTCC, viên chức ngoại giao, lãnh sự và người được ủy quyền có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại hỗ trợ áp dụng biện pháp cưỡng chế TTCC.
- Chương III - Điều khoản chung (từ Điều 23 đến Điều 42): Chương III Công ước quy định quốc gia muốn gia nhập Công ước phải nộp văn kiện gia nhập tới Bộ Ngoại giao Hà Lan, trong đó có thể nêu các bảo lưu và tuyên bố (nếu có). Quốc gia xin gia nhập có quyền đưa ra các bảo lưu theo khoản 1 Điều 33 (về ngôn ngữ quy định tại khoản 2 Điều 4 và loại trừ việc áp dụng một phần hoặc toàn bộ Chương II Công ước). Công ước cũng quy định quốc gia thành viên có thể rút tuyên bố, bảo lưu bất cứ lúc nào và có thể rút khỏi Công ước bằng việc thông báo tới Bộ Ngoại giao Hà Lan (Điều 41). Công ước có hiệu lực đối với quốc gia gia nhập vào ngày thứ 60 sau ngày nộp văn kiện gia nhập. Tuy nhiên, Công ước chỉ có hiệu lực giữa quốc gia xin gia nhập và quốc gia thành viên khác của Công ước khi quốc gia thành viên đó tuyên bố chấp nhận việc gia nhập của quốc gia mới (Điều 39).
2. Một số vấn đề cần lưu ý khi gia nhập Công ước
Khi gia nhập, các quốc gia phải chỉ định cơ quan trung ương (và cơ quan có thẩm quyền khác, nếu cần thiết) và cân nhắc đưa ra tuyên bố, bảo lưu với một số nội dung quy định trong Công ước (Chương II và các điều: Điều 4. Ngôn ngữ, Điều 8. Sự có mặt của cán bộ tư pháp của quốc gia được yêu cầu trong quá trình TTCC, Điều 11. Tôn trọng đặc quyền và nghĩa vụ theo pháp luật của nước khác, Điều 15. Cho phép cán bộ ngoại giao hoặc lãnh sự TTCC theo đơn yêu cầu của người này, Điều 16. Cho phép cán bộ ngoại giao hoặc lãnh sự TTCC đối với công dân nước mình mà không cần sự đồng ý trước của quốc gia sở tại, Điều 17. Cho phép người được ủy quyền TTCC mà không cần sự đồng ý trước của quốc gia sở tại, Điều 18. Cho phép cán bộ ngoại giao hoặc lãnh sự hoặc người được ủy quyền TTCC được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại hỗ trợ TTCC bằng biện pháp cưỡng chế, Điều 23. TTCC là tài liệu trước phiên tòa theo pháp luật các nước thuộc hệ thống thông luật và Điều 27. TTCC bằng các kênh khác). Trường hợp quốc gia đã tuyên bố bảo lưu toàn bộ Chương II thì không cần đưa ra tuyên bố với các điều từ 15 - 18. Cụ thể một số nội dung quan trọng như sau:
2.1. Cơ quan trung ương
Tùy thuộc đặc thù của mỗi quốc gia, cơ quan trung ương được chỉ định là khác nhau. Đa số quốc gia thành viên chỉ định Bộ Tư pháp (37/62 quốc gia thành viên). Một số quốc gia thành viên chỉ định Tòa án (08 quốc gia)[4] hoặc Bộ Ngoại giao (08 Quốc gia)[5]. Úc, Malta, Luxembourg chỉ định Văn phòng Tổng chưởng lý làm cơ quan trung ương. Riêng Hồng Kông và Ma Cao (Trung Quốc) do tính chất đặc biệt của mình lần lượt chỉ định Bộ phận Thư ký Đặc khu và Viện Công tố Đặc khu là cơ quan trung ương.
2.2. Cơ quan có thẩm quyền gửi yêu cầu thu thập chứng cứ
Đây không phải là nội dung quốc gia gia nhập phải đưa ra tuyên bố nhưng cần xác định rõ ngay từ đầu và lưu ý đặc biệt trong quá trình thực thi, vì chỉ có cơ quan tư pháp có thẩm quyền được gửi yêu cầu TTCC. Khái niệm cơ quan tư pháp không được định nghĩa trong Công ước nhưng được hiểu là các cơ quan thực hiện chức năng xét xử trong vụ việc cụ thể, không bao gồm các cơ quan lập pháp và hành chính[6]. Tuy nhiên, quốc gia yêu cầu có thể trao thẩm quyền xét xử, giải quyết vụ việc cho các cơ quan khác không phải Tòa án, ví dụ cơ quan công chứng tại một số quốc gia có thẩm quyền giải quyết một số vụ việc và có quyền yêu cầu TTCC trong các vụ việc này. Trọng tài viên, hội đồng trọng tài hoặc luật sư hoặc người đại diện cho đương sự không có thẩm quyền gửi yêu cầu TTCC. Tuy vậy, luật sư và người đại diện cho đương sự có thể tham gia vào quá trình chuẩn bị văn bản yêu cầu hoặc tài liệu để TTCC. Trường hợp Tòa án một quốc gia thành viên đề nghị Tòa án của quốc gia thành viên khác TTCC trên cơ sở đề nghị hỗ trợ của trọng tài, yêu cầu này vẫn được chấp nhận[7].
2.3. Ngôn ngữ
Về nguyên tắc, văn bản yêu cầu phải được dịch sang ngôn ngữ của quốc gia được yêu cầu, nhưng theo khoản 2 Điều 4 Công ước quốc gia được yêu cầu phải chấp nhận bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Tuy vậy, theo Điều 33 Công ước các quốc gia có thể bảo lưu đối với khoản 2 Điều 4 nêu trên và có thể tuyên bố về các ngôn ngữ khác mà mình chấp nhận hoặc sử dụng. Có 39 quốc gia thành viên đã đưa ra bảo lưu hoặc tuyên bố với điều khoản về ngôn ngữ này.
2.4. Chi phí thực hiện
Điều 14 (1) Công ước quy định quốc gia được yêu cầu không được thu phí thực hiện, tức là không thu toàn bộ các chi phí cho hoạt động của cơ quan trung ương hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được yêu cầu, chi phí cho nhân sự của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác tham gia vào việc thực hiện yêu cầu, chi phí thanh toán cho người làm chứng (cả tiền sinh hoạt phí và chi phí đi lại) và chi phí trả cho người được thuê để buộc nhân chứng có mặt[8]. Tuy nhiên, quốc gia được yêu cầu có thể đề nghị hoàn trả các chi phí như:
- Chi phí trả cho người giám định (chuyên gia) và phiên dịch (Điều 14 (2));
- Chi phí phát sinh do áp dụng thủ tục đặc biệt theo yêu cầu của quốc gia yêu cầu (Điều 14 (2));
- Chi phí cho việc dịch tài liệu, khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu không tuân thủ tuyên bố tại Điều 4 (3) về ngôn ngữ của quốc gia được yêu cầu;
- Chi phí phát sinh do chỉ định một người thẩm tra (examiner) để thực hiện yêu cầu nếu pháp luật của quốc gia được yêu cầu buộc các bên tự cung cấp chứng cứ, với điều kiện là cơ quan yêu cầu đồng ý trước về việc chỉ định này (Điều 14 (3));
- Chi phí xác định cụ thể liên quan đến việc thực hiện yêu cầu do các hạn chế quy định trong Hiến pháp (Điều 26) bao gồm các chi phí tống đạt giấy tờ cần thiết để buộc người cung cấp chứng cứ có mặt, chi phí cho sự tham gia của người này và chi phí ghi lại chứng cứ.
Trên thực tế, quốc gia thành viên được yêu cầu, tùy theo pháp luật và thực tiễn của mình, có thể thu hoặc không thu các loại chi phí nêu trên, chẳng hạn: Các nước thu chi phí phát sinh (theo Điều 14 (2) và/hoặc Điều 14 (3) và Điều 26 Công ước): Hoa Kỳ và Singapore; các nước thu chi phí cho chuyên gia, phiên dịch và không phải trả cho việc triệu tập người làm chứng (các nước chỉ thu chi phí theo Điều 14 (2) Công ước): Đức[9], Úc, Hàn Quốc; các nước chỉ thu chi phí phát sinh, có giá trị lớn ngoài những chi phí thông thường: Brazil, Thụy Sỹ[10] và Trung Quốc; các nước không thu chi phí, bao gồm: Hy Lạp, Mexico.
2.5. Tuyên bố, bảo lưu không thực hiện thu thập chứng cứ là văn bản trước khi diễn ra phiên tòa
Nhiều quốc gia khi gia nhập đã tuyên bố bảo lưu quy định này, ví dụ như: Argentina, Armenia, Belarus, Bulgaria, Trung Quốc, Hồng Kông, Croatia, Đảo Síp, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Italy, Lithuania, Ba Lan… Trong khi đó, Hoa Kỳ, Séc và Israel không bảo lưu. Một số nước áp dụng quy định này với điều kiện kèm theo như: Singapore, Anh, Estonia, Mexico, Phần Lan, Thụy Sỹ, Trung Quốc… Ví dụ, Estonia và Mexico đề nghị văn bản yêu cầu phải khẳng định: (i) Quá trình tố tụng đã được tiến hành; (ii) Các tài liệu gửi kèm phải xác định rõ ngày, tháng, năm và nội dung chứng cứ cần thu thập; (iii) Đưa ra tình tiết, hoàn cảnh để chứng minh là tài liệu hoặc tài sản đang thuộc sở hữu hoặc quyền kiểm soát của đối tượng cần TTCC; (iv) Chứng cứ hoặc thông tin cần thu thập và thủ tục tố tụng được tiến hành có quan hệ trực tiếp.
3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc gia nhập và thực thi Công ước
3.1. Trung Quốc
Trung Quốc gia nhập Công ước vào ngày 08/12/1997 trong giai đoạn phát triển thứ hai của hệ thống TTTP, sau khi đã thực thi Công ước tống đạt một thời gian[11]. Khi gia nhập, Trung Quốc đã đưa ra một số tuyên bố bảo lưu theo Công ước, cụ thể: (i) Không áp dụng Chương II của Công ước, trừ Điều 15 cho phép viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự được phép TTCC đối với công dân nước mình; (ii) Chỉ cho phép thực hiện TTCC trước khi diễn ra phiên tòa theo Điều 23 của Công ước với điều kiện Văn bản yêu cầu phải nêu rõ phạm vi các giấy tờ cần được thu thập và mối liên hệ trực tiếp và mật thiết giữa giấy tờ đó và nội dung vụ việc (ngoài ra, Trung Quốc còn có một số tuyên bố, bảo lưu áp dụng riêng cho Hồng Kông và Macao). Những tuyên bố, bảo lưu này được cho là thể hiện thái độ tương đối “dè dặt” của Trung Quốc khi gia nhập Công ước[12].
Trung Quốc chỉ định cơ quan trung ương là Bộ Tư pháp. Đây đồng thời là cơ quan trung ương trong Công ước tống đạt và các hiệp định TTTP về dân sự.
Để thực thi tốt hơn Công ước, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi các quy định của Luật Tố tụng dân sự. Điều 277 Luật Tố tụng dân sự[13] quy định: TTTP sẽ được yêu cầu và thực hiện thông qua các kênh/phương thức được quy định trong điều ước quốc tế do Trung Quốc ký kết hoặc gia nhập. Trường hợp không có điều ước thì thực hiện thông qua kênh ngoại giao. Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của Trung Quốc tại nước ngoài có thể tống đạt giấy tờ, lấy lời khai, TTCC từ công dân của mình, với điều kiện là không vi phạm pháp luật của Trung Quốc và không áp dụng biện pháp cưỡng chế. Trừ các trường hợp quy định tại các đoạn trên, không tổ chức, cá nhân nước ngoài nào có thể tống đạt giấy tờ, lấy lời khai hoặc TTCC trong lãnh thổ Trung Quốc mà không có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc cũng ban hành văn bản về việc xử lý các yêu cầu TTTP đối với tống đạt giấy tờ, thẩm tra và TTCC trong lĩnh vực thương mại và dân sự theo quy định của điều ước quốc tế song phương và đa phương về TTTP[14].
Thời gian trung bình để các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc TTCC là 06 - 12 tháng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhiều yêu cầu TTCC chỉ được giải quyết sau hơn 01 năm. Ngoài lý do vì sự phức tạp của chứng cứ cần thu thập, sự chậm trễ còn do Tòa án địa phương “không quen với các hoạt động TTTP quốc tế”[15]. Để đẩy nhanh tiến độ và giảm bớt chi phí thực hiện TTTP trong đó có hoạt động TTCC, từ cuối năm 2019, Trung Quốc đã vận hành hệ thống điện tử, thực hiện TTTP trong lĩnh vực dân sự và thương mại trong đó cho phép cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gửi các giấy tờ cần tống đạt, yêu cầu TTCC bằng phương thức điện tử theo Công ước tống đạt giấy tờ, Công ước thu thập chứng cứ và các hiệp định song phương tại địa chỉ www.ilcc.online. Các yêu cầu và kết quả sẽ được gửi và nhận trực tiếp qua hệ thống, giấy tờ cần được tống đạt (bản scan) sẽ được tải trực tiếp lên hệ thống. Khi cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc thực hiện xong yêu cầu hoặc có phản hồi với bất kỳ kiến nghị nào của cơ quan yêu cầu, hệ thống sẽ tự động gửi email đến địa chỉ email mà cơ quan yêu cầu đã đăng ký để nhắc kiểm tra thông tin.
3.2. Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướng việc xây dựng Công ước trên cơ sở Chương II của Công ước La Hay năm 1954 về thủ tục tố tụng dân sự và cũng là một trong các quốc gia đầu tiên ký Công ước.
Hoa Kỳ đưa ra một số tuyên bố tại các điều 4, 8, 16, 17 và 18 Công ước. Ngoài tiếng Anh, Hoa Kỳ còn chấp nhận Văn bản yêu cầu lập bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha (đối với cộng đồng Puerto Rico). Tuy nhiên, trường hợp văn bản yêu cầu lập bằng tiếng Pháp thì việc thực hiện sẽ mất nhiều thời gian hơn, do cơ quan trung ương vẫn phải dịch văn bản sang tiếng Anh. Hoa Kỳ cũng chỉ định Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật dân sự - Văn phòng Tương trợ tư pháp OIJA) là cơ quan trung ương. Đối với chi phí thực hiện TTCC, Hoa Kỳ yêu cầu thanh toán các chi phí này theo Điều 14 (2) và Điều 26 Công ước.
Hoa Kỳ không ban hành văn bản quy phạm pháp luật riêng để thực hiện Công ước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cơ quan trung ương của Hoa Kỳ đã ban hành văn bản hướng dẫn cách thức TTCC theo Công ước, chi phí có khả năng phát sinh và các quy định đặc biệt đối với những loại chứng cứ khác nhau đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử[16]. Trên trang thông tin điện tử còn có hướng dẫn cụ thể về các bước lập hồ sơ và biểu mẫu để thực hiện.
Bên cạnh kênh TTCC thông qua thực hiện Công ước, theo quy định tại Điều 1782 của Mục 28 Tập pháp điển Hoa Kỳ (USC), cơ quan tư pháp nước ngoài hoặc các bên trong thủ tục tố tụng có thể yêu cầu Tòa án Hoa Kỳ TTCC để phục vụ cho quá trình tố tụng tại cơ quan tài phán nước ngoài hoặc quốc tế.
Thời gian trung bình để Cơ quan trung ương có thẩm quyền thực hiện TTCC là 10 tháng. Đối với các chứng cứ thường được thu thập là lời khai, cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ (OIJA hoặc các Văn phòng chưởng lý Attorney Office trực thuộc Bộ Tư pháp theo địa phương nơi người cần được thu thập chứng cứ cư trú) sẽ gửi thư bảo đảm yêu cầu đương sự hoặc người làm chứng tự trả lời. Trường hợp họ không hợp tác mới đề nghị Tòa án ban hành lệnh triệu tập đến Tòa án để cung cấp lời khai.
Như vậy, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, quyết định gia nhập Công ước gắn liền với nhiều lựa chọn về cách thức TTCC, ngôn ngữ sử dụng, chi phí phát sinh và phải đi kèm với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực để thực hiện. Dự kiến Công ước sẽ có hiệu lực với Việt Nam ngay trong năm nay sau khi Việt Nam nộp văn kiện gia nhập Công ước tại Phiên họp Hội đồng các vấn đề chung và chính sách của HCCH trong tháng 3/2020. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về TTTP nói chung và xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về dân sự nói riêng cần phản ánh đầy đủ các yêu cầu và nội dung của Công ước.
[1]. Https://www.hcch.net/en/instruments/conventions/status-table/?cid=82, (truy cập ngày 17/01/2020).
[2]. Các quốc gia có thể trở thành thành viên của các Công ước trong khuôn khổ HCCH mà không cần phải là thành viên của tổ chức này.
[3]. HCCH - Practical Handbook on the Operation of the Evidence Convention (Sổ tay Thực thi Công ước thu thập chứng cứ), tr. 32, footnote 146.
[4]. Úc (theo Bang), Israel, Kazakhstan, Hàn Quốc, Liechtenstein, Hà Lan, Singapore, Vương quốc Anh.
[5]. Argentina, Colombia, Costa Rica, Italia, Mexico, Nicaragua, Seychelles, Venezuela.
[6]. Ph. W. Amram, Explanatory report on the Convention of 18 March 1970 on the taking of evidence abroad in civil or commercial matters (Báo cáo giải thích Công ước ngày 18/3/1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại), https://assets.hcch.net/docs/9983529a-481a-4eae-9900-8f971ec70c11.pdf (truy cập ngày 17/1/2020).
[7]. HCCH - Practical Handbook on the Operation of the Evidence Convention (Sổ tay Thực thi Công ước thu thập chứng cứ), đoạn 89, 97, 98.
[8]. Practical Handbook, tr. 95.
[9]. Đức chỉ yêu cầu hoàn trả chi phí trong một số trường hợp theo Điều 14 (2), tức là chi phí cho người giám định, người dịch thuật và chi phí theo thủ tục đặc biệt, https://www.hcch.net/en/states/authorities/details3/?aid=501(truy cập ngày 17/01/2020).
[10]. Thụy sĩ chỉ thu chi phí trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ chi phí của bác sĩ trong việc giám định nước bọt, chi tiết tại https://www.hcch.net/en/states/authorities/details3/?aid=523 (truy cập ngày 17/01/2020).
[11]. The Supreme People’s Court of China - China’s judicial assistance,
http://english.court.gov.cn/2015-07/21/content_21371231.htm (truy cập ngày 17/01/2020).
[12]. Guangjian Tu, Private International Law in China, Springer, 2015, p. 164.
[13]. Http://cicc.court.gov.cn/html/1/219/199/200/644.html, (truy cập ngày 17/01/2020).
[14]. Thông tin về tình hình thực hiện Công ước thu thập chứng cứ của Trung Quốc năm 2013 trả lời cho HCCH, chi tiết tại https://assets.hcch.net/upload/wop/2014/2014sc_20cn.pdf (truy cập ngày 17/01/2020).
[15]. Guodong Du, Meng Yu - China Striving to Improve the Efficiency of Judicial Assistance, 2019, chi tiết tại https://www.chinajusticeobserver.com/a/china-striving-to-improve-the-efficiency-of-judicial-assistance (truy cập ngày 17/01/2020).
[16]. Https://www.justice.gov/civil/evidence-requests (truy cập ngày 17/01/2020).
Mục tiêu của Công ước là tạo điều kiện thuận lợi cho việc TTCC và hài hòa hóa phương thức TTCC giữa các quốc gia thông qua văn bản yêu cầu gửi đến cơ quan trung ương của quốc gia thành viên khác (kênh chính) và thông qua viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự và người được ủy quyền (các kênh TTCC bổ sung).
Công ước chỉ được áp dụng cho việc TTCC trong các thủ tục tố tụng trong lĩnh vực dân sự, thương mại và thực hiện các hoạt động tư pháp khác giữa các quốc gia thành viên. Thuật ngữ “hoạt động tư pháp khác” không được định nghĩa trong Công ước. Tuy nhiên, quốc gia được yêu cầu có thể từ chối nếu việc thực hiện yêu cầu không thuộc chức năng của cơ quan tư pháp. Theo Sổ tay thực thi Công ước[3], hoạt động tư pháp khác có thể là thu thập thông tin về thu nhập; lấy ý kiến về việc xác định quan hệ cha con; thu thập bản sao giấy tờ hộ tịch; thu thập văn bản xác định việc không kháng cáo; chuyển tiền hay yêu cầu xác minh, TTCC để thi hành bản án, quyết định của Tòa án…. Công ước loại trừ khỏi phạm vi áp dụng các hoạt động: Tống đạt giấy tờ; thi hành bản án, quyết định của Tòa án; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc biện pháp bảo vệ khác.
Công ước gồm 03 chương và 42 điều, với những nội dung cụ thể như:
- Chương I - Văn bản yêu cầu TTCC (từ Điều 1 đến Điều 14): Khi gia nhập Công ước, quốc gia thành viên có trách nhiệm chỉ định một cơ quan trung ương (Điều 2) để nhận văn bản yêu cầu, chuyển văn bản xác nhận việc thực hiện và thông báo lý do của việc không thực hiện. Văn bản yêu cầu có đầy đủ các thông tin về cơ quan yêu cầu, các bên tham gia tố tụng, chứng cứ cần thu thập, các câu hỏi, thông tin, tài liệu về tài sản cần xác minh… Văn bản này phải được dịch sang ngôn ngữ chính thức của quốc gia được yêu cầu hoặc tiếng Anh, tiếng Pháp nếu quốc gia được yêu cầu không phản đối (Điều 3, Điều 4). Việc thực hiện văn bản yêu cầu theo quy định pháp luật của quốc gia được yêu cầu hoặc theo cách thức, thủ tục đặc biệt mà quốc gia yêu cầu đề nghị nếu phù hợp với pháp luật quốc gia được yêu cầu (Điều 9), không làm phát sinh chi phí trừ một số trường hợp đặc biệt (Điều 14).
- Chương II - TTCC thông qua viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự và người được ủy quyền (từ Điều 15 đến Điều 22): Trường hợp pháp luật nước cử có quy định và quốc gia nơi chứng cứ được thu thập cho phép, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự và người được ủy quyền có thể tiến hành TTCC theo quy định tương ứng tại Chương II của Công ước. Việc thu thập chứng cứ theo các phương thức này phụ thuộc vào sự tự nguyện của người có chứng cứ và có thể phải được sự cho phép trước của một cơ quan được chỉ định của quốc gia được yêu cầu. Khi được phép TTCC, viên chức ngoại giao, lãnh sự và người được ủy quyền có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại hỗ trợ áp dụng biện pháp cưỡng chế TTCC.
- Chương III - Điều khoản chung (từ Điều 23 đến Điều 42): Chương III Công ước quy định quốc gia muốn gia nhập Công ước phải nộp văn kiện gia nhập tới Bộ Ngoại giao Hà Lan, trong đó có thể nêu các bảo lưu và tuyên bố (nếu có). Quốc gia xin gia nhập có quyền đưa ra các bảo lưu theo khoản 1 Điều 33 (về ngôn ngữ quy định tại khoản 2 Điều 4 và loại trừ việc áp dụng một phần hoặc toàn bộ Chương II Công ước). Công ước cũng quy định quốc gia thành viên có thể rút tuyên bố, bảo lưu bất cứ lúc nào và có thể rút khỏi Công ước bằng việc thông báo tới Bộ Ngoại giao Hà Lan (Điều 41). Công ước có hiệu lực đối với quốc gia gia nhập vào ngày thứ 60 sau ngày nộp văn kiện gia nhập. Tuy nhiên, Công ước chỉ có hiệu lực giữa quốc gia xin gia nhập và quốc gia thành viên khác của Công ước khi quốc gia thành viên đó tuyên bố chấp nhận việc gia nhập của quốc gia mới (Điều 39).
2. Một số vấn đề cần lưu ý khi gia nhập Công ước
Khi gia nhập, các quốc gia phải chỉ định cơ quan trung ương (và cơ quan có thẩm quyền khác, nếu cần thiết) và cân nhắc đưa ra tuyên bố, bảo lưu với một số nội dung quy định trong Công ước (Chương II và các điều: Điều 4. Ngôn ngữ, Điều 8. Sự có mặt của cán bộ tư pháp của quốc gia được yêu cầu trong quá trình TTCC, Điều 11. Tôn trọng đặc quyền và nghĩa vụ theo pháp luật của nước khác, Điều 15. Cho phép cán bộ ngoại giao hoặc lãnh sự TTCC theo đơn yêu cầu của người này, Điều 16. Cho phép cán bộ ngoại giao hoặc lãnh sự TTCC đối với công dân nước mình mà không cần sự đồng ý trước của quốc gia sở tại, Điều 17. Cho phép người được ủy quyền TTCC mà không cần sự đồng ý trước của quốc gia sở tại, Điều 18. Cho phép cán bộ ngoại giao hoặc lãnh sự hoặc người được ủy quyền TTCC được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại hỗ trợ TTCC bằng biện pháp cưỡng chế, Điều 23. TTCC là tài liệu trước phiên tòa theo pháp luật các nước thuộc hệ thống thông luật và Điều 27. TTCC bằng các kênh khác). Trường hợp quốc gia đã tuyên bố bảo lưu toàn bộ Chương II thì không cần đưa ra tuyên bố với các điều từ 15 - 18. Cụ thể một số nội dung quan trọng như sau:
2.1. Cơ quan trung ương
Tùy thuộc đặc thù của mỗi quốc gia, cơ quan trung ương được chỉ định là khác nhau. Đa số quốc gia thành viên chỉ định Bộ Tư pháp (37/62 quốc gia thành viên). Một số quốc gia thành viên chỉ định Tòa án (08 quốc gia)[4] hoặc Bộ Ngoại giao (08 Quốc gia)[5]. Úc, Malta, Luxembourg chỉ định Văn phòng Tổng chưởng lý làm cơ quan trung ương. Riêng Hồng Kông và Ma Cao (Trung Quốc) do tính chất đặc biệt của mình lần lượt chỉ định Bộ phận Thư ký Đặc khu và Viện Công tố Đặc khu là cơ quan trung ương.
2.2. Cơ quan có thẩm quyền gửi yêu cầu thu thập chứng cứ
Đây không phải là nội dung quốc gia gia nhập phải đưa ra tuyên bố nhưng cần xác định rõ ngay từ đầu và lưu ý đặc biệt trong quá trình thực thi, vì chỉ có cơ quan tư pháp có thẩm quyền được gửi yêu cầu TTCC. Khái niệm cơ quan tư pháp không được định nghĩa trong Công ước nhưng được hiểu là các cơ quan thực hiện chức năng xét xử trong vụ việc cụ thể, không bao gồm các cơ quan lập pháp và hành chính[6]. Tuy nhiên, quốc gia yêu cầu có thể trao thẩm quyền xét xử, giải quyết vụ việc cho các cơ quan khác không phải Tòa án, ví dụ cơ quan công chứng tại một số quốc gia có thẩm quyền giải quyết một số vụ việc và có quyền yêu cầu TTCC trong các vụ việc này. Trọng tài viên, hội đồng trọng tài hoặc luật sư hoặc người đại diện cho đương sự không có thẩm quyền gửi yêu cầu TTCC. Tuy vậy, luật sư và người đại diện cho đương sự có thể tham gia vào quá trình chuẩn bị văn bản yêu cầu hoặc tài liệu để TTCC. Trường hợp Tòa án một quốc gia thành viên đề nghị Tòa án của quốc gia thành viên khác TTCC trên cơ sở đề nghị hỗ trợ của trọng tài, yêu cầu này vẫn được chấp nhận[7].
2.3. Ngôn ngữ
Về nguyên tắc, văn bản yêu cầu phải được dịch sang ngôn ngữ của quốc gia được yêu cầu, nhưng theo khoản 2 Điều 4 Công ước quốc gia được yêu cầu phải chấp nhận bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Tuy vậy, theo Điều 33 Công ước các quốc gia có thể bảo lưu đối với khoản 2 Điều 4 nêu trên và có thể tuyên bố về các ngôn ngữ khác mà mình chấp nhận hoặc sử dụng. Có 39 quốc gia thành viên đã đưa ra bảo lưu hoặc tuyên bố với điều khoản về ngôn ngữ này.
2.4. Chi phí thực hiện
Điều 14 (1) Công ước quy định quốc gia được yêu cầu không được thu phí thực hiện, tức là không thu toàn bộ các chi phí cho hoạt động của cơ quan trung ương hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được yêu cầu, chi phí cho nhân sự của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác tham gia vào việc thực hiện yêu cầu, chi phí thanh toán cho người làm chứng (cả tiền sinh hoạt phí và chi phí đi lại) và chi phí trả cho người được thuê để buộc nhân chứng có mặt[8]. Tuy nhiên, quốc gia được yêu cầu có thể đề nghị hoàn trả các chi phí như:
- Chi phí trả cho người giám định (chuyên gia) và phiên dịch (Điều 14 (2));
- Chi phí phát sinh do áp dụng thủ tục đặc biệt theo yêu cầu của quốc gia yêu cầu (Điều 14 (2));
- Chi phí cho việc dịch tài liệu, khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu không tuân thủ tuyên bố tại Điều 4 (3) về ngôn ngữ của quốc gia được yêu cầu;
- Chi phí phát sinh do chỉ định một người thẩm tra (examiner) để thực hiện yêu cầu nếu pháp luật của quốc gia được yêu cầu buộc các bên tự cung cấp chứng cứ, với điều kiện là cơ quan yêu cầu đồng ý trước về việc chỉ định này (Điều 14 (3));
- Chi phí xác định cụ thể liên quan đến việc thực hiện yêu cầu do các hạn chế quy định trong Hiến pháp (Điều 26) bao gồm các chi phí tống đạt giấy tờ cần thiết để buộc người cung cấp chứng cứ có mặt, chi phí cho sự tham gia của người này và chi phí ghi lại chứng cứ.
Trên thực tế, quốc gia thành viên được yêu cầu, tùy theo pháp luật và thực tiễn của mình, có thể thu hoặc không thu các loại chi phí nêu trên, chẳng hạn: Các nước thu chi phí phát sinh (theo Điều 14 (2) và/hoặc Điều 14 (3) và Điều 26 Công ước): Hoa Kỳ và Singapore; các nước thu chi phí cho chuyên gia, phiên dịch và không phải trả cho việc triệu tập người làm chứng (các nước chỉ thu chi phí theo Điều 14 (2) Công ước): Đức[9], Úc, Hàn Quốc; các nước chỉ thu chi phí phát sinh, có giá trị lớn ngoài những chi phí thông thường: Brazil, Thụy Sỹ[10] và Trung Quốc; các nước không thu chi phí, bao gồm: Hy Lạp, Mexico.
2.5. Tuyên bố, bảo lưu không thực hiện thu thập chứng cứ là văn bản trước khi diễn ra phiên tòa
Nhiều quốc gia khi gia nhập đã tuyên bố bảo lưu quy định này, ví dụ như: Argentina, Armenia, Belarus, Bulgaria, Trung Quốc, Hồng Kông, Croatia, Đảo Síp, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Italy, Lithuania, Ba Lan… Trong khi đó, Hoa Kỳ, Séc và Israel không bảo lưu. Một số nước áp dụng quy định này với điều kiện kèm theo như: Singapore, Anh, Estonia, Mexico, Phần Lan, Thụy Sỹ, Trung Quốc… Ví dụ, Estonia và Mexico đề nghị văn bản yêu cầu phải khẳng định: (i) Quá trình tố tụng đã được tiến hành; (ii) Các tài liệu gửi kèm phải xác định rõ ngày, tháng, năm và nội dung chứng cứ cần thu thập; (iii) Đưa ra tình tiết, hoàn cảnh để chứng minh là tài liệu hoặc tài sản đang thuộc sở hữu hoặc quyền kiểm soát của đối tượng cần TTCC; (iv) Chứng cứ hoặc thông tin cần thu thập và thủ tục tố tụng được tiến hành có quan hệ trực tiếp.
3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc gia nhập và thực thi Công ước
3.1. Trung Quốc
Trung Quốc gia nhập Công ước vào ngày 08/12/1997 trong giai đoạn phát triển thứ hai của hệ thống TTTP, sau khi đã thực thi Công ước tống đạt một thời gian[11]. Khi gia nhập, Trung Quốc đã đưa ra một số tuyên bố bảo lưu theo Công ước, cụ thể: (i) Không áp dụng Chương II của Công ước, trừ Điều 15 cho phép viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự được phép TTCC đối với công dân nước mình; (ii) Chỉ cho phép thực hiện TTCC trước khi diễn ra phiên tòa theo Điều 23 của Công ước với điều kiện Văn bản yêu cầu phải nêu rõ phạm vi các giấy tờ cần được thu thập và mối liên hệ trực tiếp và mật thiết giữa giấy tờ đó và nội dung vụ việc (ngoài ra, Trung Quốc còn có một số tuyên bố, bảo lưu áp dụng riêng cho Hồng Kông và Macao). Những tuyên bố, bảo lưu này được cho là thể hiện thái độ tương đối “dè dặt” của Trung Quốc khi gia nhập Công ước[12].
Trung Quốc chỉ định cơ quan trung ương là Bộ Tư pháp. Đây đồng thời là cơ quan trung ương trong Công ước tống đạt và các hiệp định TTTP về dân sự.
Để thực thi tốt hơn Công ước, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi các quy định của Luật Tố tụng dân sự. Điều 277 Luật Tố tụng dân sự[13] quy định: TTTP sẽ được yêu cầu và thực hiện thông qua các kênh/phương thức được quy định trong điều ước quốc tế do Trung Quốc ký kết hoặc gia nhập. Trường hợp không có điều ước thì thực hiện thông qua kênh ngoại giao. Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của Trung Quốc tại nước ngoài có thể tống đạt giấy tờ, lấy lời khai, TTCC từ công dân của mình, với điều kiện là không vi phạm pháp luật của Trung Quốc và không áp dụng biện pháp cưỡng chế. Trừ các trường hợp quy định tại các đoạn trên, không tổ chức, cá nhân nước ngoài nào có thể tống đạt giấy tờ, lấy lời khai hoặc TTCC trong lãnh thổ Trung Quốc mà không có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc cũng ban hành văn bản về việc xử lý các yêu cầu TTTP đối với tống đạt giấy tờ, thẩm tra và TTCC trong lĩnh vực thương mại và dân sự theo quy định của điều ước quốc tế song phương và đa phương về TTTP[14].
Thời gian trung bình để các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc TTCC là 06 - 12 tháng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhiều yêu cầu TTCC chỉ được giải quyết sau hơn 01 năm. Ngoài lý do vì sự phức tạp của chứng cứ cần thu thập, sự chậm trễ còn do Tòa án địa phương “không quen với các hoạt động TTTP quốc tế”[15]. Để đẩy nhanh tiến độ và giảm bớt chi phí thực hiện TTTP trong đó có hoạt động TTCC, từ cuối năm 2019, Trung Quốc đã vận hành hệ thống điện tử, thực hiện TTTP trong lĩnh vực dân sự và thương mại trong đó cho phép cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gửi các giấy tờ cần tống đạt, yêu cầu TTCC bằng phương thức điện tử theo Công ước tống đạt giấy tờ, Công ước thu thập chứng cứ và các hiệp định song phương tại địa chỉ www.ilcc.online. Các yêu cầu và kết quả sẽ được gửi và nhận trực tiếp qua hệ thống, giấy tờ cần được tống đạt (bản scan) sẽ được tải trực tiếp lên hệ thống. Khi cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc thực hiện xong yêu cầu hoặc có phản hồi với bất kỳ kiến nghị nào của cơ quan yêu cầu, hệ thống sẽ tự động gửi email đến địa chỉ email mà cơ quan yêu cầu đã đăng ký để nhắc kiểm tra thông tin.
3.2. Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướng việc xây dựng Công ước trên cơ sở Chương II của Công ước La Hay năm 1954 về thủ tục tố tụng dân sự và cũng là một trong các quốc gia đầu tiên ký Công ước.
Hoa Kỳ đưa ra một số tuyên bố tại các điều 4, 8, 16, 17 và 18 Công ước. Ngoài tiếng Anh, Hoa Kỳ còn chấp nhận Văn bản yêu cầu lập bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha (đối với cộng đồng Puerto Rico). Tuy nhiên, trường hợp văn bản yêu cầu lập bằng tiếng Pháp thì việc thực hiện sẽ mất nhiều thời gian hơn, do cơ quan trung ương vẫn phải dịch văn bản sang tiếng Anh. Hoa Kỳ cũng chỉ định Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật dân sự - Văn phòng Tương trợ tư pháp OIJA) là cơ quan trung ương. Đối với chi phí thực hiện TTCC, Hoa Kỳ yêu cầu thanh toán các chi phí này theo Điều 14 (2) và Điều 26 Công ước.
Hoa Kỳ không ban hành văn bản quy phạm pháp luật riêng để thực hiện Công ước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cơ quan trung ương của Hoa Kỳ đã ban hành văn bản hướng dẫn cách thức TTCC theo Công ước, chi phí có khả năng phát sinh và các quy định đặc biệt đối với những loại chứng cứ khác nhau đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử[16]. Trên trang thông tin điện tử còn có hướng dẫn cụ thể về các bước lập hồ sơ và biểu mẫu để thực hiện.
Bên cạnh kênh TTCC thông qua thực hiện Công ước, theo quy định tại Điều 1782 của Mục 28 Tập pháp điển Hoa Kỳ (USC), cơ quan tư pháp nước ngoài hoặc các bên trong thủ tục tố tụng có thể yêu cầu Tòa án Hoa Kỳ TTCC để phục vụ cho quá trình tố tụng tại cơ quan tài phán nước ngoài hoặc quốc tế.
Thời gian trung bình để Cơ quan trung ương có thẩm quyền thực hiện TTCC là 10 tháng. Đối với các chứng cứ thường được thu thập là lời khai, cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ (OIJA hoặc các Văn phòng chưởng lý Attorney Office trực thuộc Bộ Tư pháp theo địa phương nơi người cần được thu thập chứng cứ cư trú) sẽ gửi thư bảo đảm yêu cầu đương sự hoặc người làm chứng tự trả lời. Trường hợp họ không hợp tác mới đề nghị Tòa án ban hành lệnh triệu tập đến Tòa án để cung cấp lời khai.
Như vậy, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, quyết định gia nhập Công ước gắn liền với nhiều lựa chọn về cách thức TTCC, ngôn ngữ sử dụng, chi phí phát sinh và phải đi kèm với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực để thực hiện. Dự kiến Công ước sẽ có hiệu lực với Việt Nam ngay trong năm nay sau khi Việt Nam nộp văn kiện gia nhập Công ước tại Phiên họp Hội đồng các vấn đề chung và chính sách của HCCH trong tháng 3/2020. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về TTTP nói chung và xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về dân sự nói riêng cần phản ánh đầy đủ các yêu cầu và nội dung của Công ước.
ThS. Hoàng Ngọc Bích
Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp
Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp
[1]. Https://www.hcch.net/en/instruments/conventions/status-table/?cid=82, (truy cập ngày 17/01/2020).
[2]. Các quốc gia có thể trở thành thành viên của các Công ước trong khuôn khổ HCCH mà không cần phải là thành viên của tổ chức này.
[3]. HCCH - Practical Handbook on the Operation of the Evidence Convention (Sổ tay Thực thi Công ước thu thập chứng cứ), tr. 32, footnote 146.
[4]. Úc (theo Bang), Israel, Kazakhstan, Hàn Quốc, Liechtenstein, Hà Lan, Singapore, Vương quốc Anh.
[5]. Argentina, Colombia, Costa Rica, Italia, Mexico, Nicaragua, Seychelles, Venezuela.
[6]. Ph. W. Amram, Explanatory report on the Convention of 18 March 1970 on the taking of evidence abroad in civil or commercial matters (Báo cáo giải thích Công ước ngày 18/3/1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại), https://assets.hcch.net/docs/9983529a-481a-4eae-9900-8f971ec70c11.pdf (truy cập ngày 17/1/2020).
[7]. HCCH - Practical Handbook on the Operation of the Evidence Convention (Sổ tay Thực thi Công ước thu thập chứng cứ), đoạn 89, 97, 98.
[8]. Practical Handbook, tr. 95.
[9]. Đức chỉ yêu cầu hoàn trả chi phí trong một số trường hợp theo Điều 14 (2), tức là chi phí cho người giám định, người dịch thuật và chi phí theo thủ tục đặc biệt, https://www.hcch.net/en/states/authorities/details3/?aid=501(truy cập ngày 17/01/2020).
[10]. Thụy sĩ chỉ thu chi phí trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ chi phí của bác sĩ trong việc giám định nước bọt, chi tiết tại https://www.hcch.net/en/states/authorities/details3/?aid=523 (truy cập ngày 17/01/2020).
[11]. The Supreme People’s Court of China - China’s judicial assistance,
http://english.court.gov.cn/2015-07/21/content_21371231.htm (truy cập ngày 17/01/2020).
[12]. Guangjian Tu, Private International Law in China, Springer, 2015, p. 164.
[13]. Http://cicc.court.gov.cn/html/1/219/199/200/644.html, (truy cập ngày 17/01/2020).
[14]. Thông tin về tình hình thực hiện Công ước thu thập chứng cứ của Trung Quốc năm 2013 trả lời cho HCCH, chi tiết tại https://assets.hcch.net/upload/wop/2014/2014sc_20cn.pdf (truy cập ngày 17/01/2020).
[15]. Guodong Du, Meng Yu - China Striving to Improve the Efficiency of Judicial Assistance, 2019, chi tiết tại https://www.chinajusticeobserver.com/a/china-striving-to-improve-the-efficiency-of-judicial-assistance (truy cập ngày 17/01/2020).
[16]. Https://www.justice.gov/civil/evidence-requests (truy cập ngày 17/01/2020).