Khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi người ngày càng cao thì sự quan tâm của xã hội đối với pháp luật nói chung, đào tạo luật nói riêng ngày càng lớn. Trong các ngành đào tạo, đào tạo nghề luật góp phần mạnh mẽ trong việc bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội. Ở Việt Nam, đào tạo trình độ trung cấp luật đã và đang góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của xã hội, đặc biệt là khu vực Tây Bắc.
1. Thực trạng đào tạo nghề luật trình độ trung cấp ở Tây Bắc
Tây Bắc là khu vực có lượng người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, trình độ dân trí nói chung và trình độ pháp luật nói riêng còn nhiều hạn chế. Hiện nay, ở vùng Tây Bắc có 03 cơ sở đào tạo nghề luật bao gồm: Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Điện Biên (tỉnh Điện Biên), Trường Cao Đẳng Kinh tế - kỹ thuật Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) và Trường Trung cấp Luật Tây Bắc (tỉnh Sơn La). Tuy nhiên, đối với đào tạo nghề luật trình độ trung cấp ở Tây Bắc thì chỉ có 02 cơ sở đào tạo là Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Điện Biên và Trường Trung cấp Luật Tây Bắc (trước năm 2017, Trường Cao đẳng Sơn La có mở mã ngành Pháp luật hệ trung cấp nhưng hiện nay không còn).
Theo số liệu thống kê từ năm 2015 đến tháng 6/2019, số học viên được đào tạo trình độ trung cấp ngành Pháp luật toàn khu vực Tây Bắc là 1.660 học viên, trong đó, tỉnh Điện Biên là 793 học viên[1], tỉnh Sơn La là 867 học viên[2]. Như vậy, số lượng tham gia học trung cấp pháp luật tại khu vực Tây Bắc là 1.660 người/3.080.500 người[3] (chiếm 0,053% tổng dân số Tây Bắc).
Với đối tượng đào tạo là học viên đã tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc tương đương, các cơ sở đào tạo nghề pháp luật có nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực pháp luật, tư pháp. Chương trình đào tạo đều có các môn luật cơ bản như: Luật hành chính, Luật Hiến pháp, Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật hình sự, Luật thương mại... Các môn học nghiệp vụ gồm: Nghiệp vụ đăng ký và quản lý hộ tịch; nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; nghiệp vụ chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã; nghiệp vụ thi hành án dân sự; nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn; kỹ năng soạn thảo một số văn bản hành chính... Ngoài ra, nhà trường còn có học phần cơ sở bổ trợ như: Tin học, chính trị, Anh ngữ, giáo dục quốc phòng...
Với nội dung đào tạo như trên, các giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, giải thích, tình huống, làm việc nhóm... nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động giảng dạy. Hướng tới mục tiêu sau khi tốt nghiệp có thể làm các công việc liên quan đến pháp luật, làm pháp chế tại các cơ quan từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là các cơ quan như: Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, thanh tra, cơ quan thi hành án; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp ngoài công lập…
Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ học viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm vẫn còn thấp, mà một phần là do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của học viên sau khi ra trường còn chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Dưới đây là một số nguyên nhân của thực tế này:
Một là, vị trí việc làm tại các cơ quan nhà nước cần biên chế trung cấp luật rất ít, việc tinh giảm biên chế ngày càng được thắt chặt, các cơ quan hạn chế việc tuyển dụng mới
Hiện nay, vị trí việc làm tại các cơ quan nhà nước gần như đã đủ biên chế, nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì vậy, vị trí việc làm, biên chế dành cho học viên trình độ trung cấp luật rất hạn chế. Ngoài ra, theo Báo cáo thống kê của Bộ Nội vụ từ năm 2015 đến ngày 30/6/2019, Bộ Nội vụ đã thẩm tra, tinh giản biên chế với số lượng 41.515 người. Năm 2020 giảm 6.081 biên chế so với năm 2019 (theo Quyết định số 1066/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2020, Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22/8/2019). Như vậy, việc tinh giản biên chế là nhằm thu gọn bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả và do lực lượng lao động vượt quá nhu cầu của thực thi công vụ và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội việc làm của học viên nghề luật hệ trung cấp tại Tây Bắc.
Hai là, tâm lý sính bằng cấp nên cơ hội việc làm cho học viên trung cấp luật tại khu vực Tây Bắc còn gặp nhiều khó khăn
Bằng cấp là tiêu chuẩn cứng và được quy định trong nhiều văn bản để làm tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chạy theo bằng cấp, sính bằng cấp. Tây Bắc cũng không phải là ngoại lệ, vì vậy, số lượng học viên tham gia đăng ký và học tập trình độ trung cấp ngày càng giảm, công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng ở trình độ trung cấp rất ít. Đặc biệt, theo dự thảo Thông tư hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (thay thế Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn) thì tiêu chuẩn tuyển dụng ở phường, thị trấn phải tốt nghiệp đại học trở lên, ở xã phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên.
Ba là, đào tạo nghề luật trình độ trung cấp chưa đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp ngoài công lập
Nếu như ngành may mặc, hàn, gò, sửa chữa xe, lắp ráp máy tính… có thể định lượng, tạo ra một sản phẩm nhất định, thì ngành luật lại khó tạo ra sản phẩm cụ thể, khó có thể định lượng được. Kết quả cuối cùng khi đào tạo ở ngành luật là khả năng tư vấn pháp lý, cung cấp dịch vụ pháp lý. Do đó, trong quá trình học tập đòi hỏi người học phải nắm được quy định chung của pháp luật để vận dụng nó, giải quyết các tình huống cụ thể trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, khả năng vận dụng của học viên còn gặp nhiều hạn chế vì những lý do cụ thể như: (i) Văn bản pháp luật đưa ra quy tắc xử sự chung, tương đối trừu tượng trong khi những tình huống phát sinh trong đời sống xã hội rất đa dạng và phức tạp đòi hỏi khả năng tư duy, ứng dụng linh hoạt; (ii) Khối lượng kiến thức các môn học luật cơ bản lớn, trong khi số tiết học ít (ví dụ như: Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật hành chính… có 15 tiết lý thuyết); (iii) Học viên còn học một cách thụ động, tinh thần tự học, tự nghiên cứu còn hạn chế. Chính vì điều này, học viên sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu công việc ở các đơn vị, doanh nghiệp ngoài công lập, nơi vốn luôn đòi hỏi về các sản phẩm mang tính định lượng cao.
Bốn là, đặc điểm chung của chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục ở Tây Bắc là một chương trình đào tạo chung, chưa phân nhánh theo vị trí việc làm
Trong suốt quá trình học, học viên được đào tạo chương trình chung, chưa biết sau khi tốt nghiệp bản thân sẽ làm gì, là công chức tư pháp - hộ tịch, thư ký giúp việc cho văn phòng luật sư hay trợ lý giúp việc cho các văn phòng công chứng…? Do đó, trong quá trình đào tạo việc học tập của học viên chưa có sự chuyên sâu về vị trí việc làm trong tương lai nên sau khi tốt nghiệp, nhiều người học còn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề luật trình độ trung cấp ở Tây Bắc
Để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề pháp luật trình độ trung cấp ở Tây Bắc, theo tác giả cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, người học cần chủ động định hướng công việc trong tương lai, chú trọng tới các công việc ở khối doanh nghiệp ngoài nhà nước
Hiện nay, việc tuyển dụng các vị trí việc làm tại các cơ quan nhà nước ngày càng ít, trong khi đó, nhu cầu tại các khối doanh nghiệp ngày càng cao. Khối doanh nghiệp hiện nay rất cần người lao động có chuyên ngành pháp luật cho các vị trí như: Chuyên viên pháp lý/pháp chế, trợ lý giúp việc cho công chứng viên tại các tổ chức hành nghề công chứng, trợ lý giúp việc cho luật sư làm việc tại các văn phòng luật sư, tư vấn viên pháp luật cho trung tâm tư vấn pháp luật, văn phòng thừa phát lại…
Thêm vào đó, mặc dù theo dự thảo Thông tư hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì tiêu chuẩn về trình độ ở cấp xã phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên, tuy nhiên, hiện nay, khi tuyển dụng công chức cấp xã thì điều kiện đăng ký dự tuyển của phần lớn cơ quan nhà nước lại yêu cầu tốt nghiệp đại học trở lên. Điều này khiến cho “cánh cửa” tuyển dụng vào cơ quan nhà nước kể cả ở cấp xã, phường đối với học viên luật hệ trung cấp gần như không còn. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu và học tập, học viên cần chủ động tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm trong các khối doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Thứ hai, cần thay đổi tâm lý sính bằng cấp
Trên thực tế, khi làm việc tại các doanh nghiệp, rất nhiều trường hợp bằng cấp không phải là yếu tố quyết định. Nhiều vị trí việc làm tại các doanh nghiệp, trợ lý giúp việc cho công chứng viên, luật sư, các văn phòng… chỉ đòi hỏi năng lực chuyên môn, khả năng giao tiếp, tính nhạy bén trong công việc là chính. Do đó, vấn đề bằng cấp tại các doanh nghiệp không quá quan trọng.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề luật trình độ trung cấp đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp ngoài công lập; thúc đẩy và hoàn thiện việc xây dựng chương trình đào tạo hệ cao đẳng phù hợp theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị ngoài công lập, trước hết phải nâng cao hiệu quả công tác đào tạo. Để làm được điều đó, việc khảo sát nhu cầu là cần thiết và quan trọng. Thông qua khảo sát, phiếu thăm dò, cơ sở đào tạo sẽ biết được các đơn vị đó cần gì, nhu cầu gì, đào tạo như thế nào. Từ đó, các cơ sở đào tạo xây dựng, điều chỉnh chương trình sao cho phù hợp theo hướng: Học phần chuyên môn là trọng tâm, điều chỉnh số tiết học cho phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong quá trình học tập, các cơ sở đào tạo chủ động liên hệ cho học viên đi thực tế, thực tập tốt nghiệp ở các đơn vị ngoài công lập để người học vận dụng, thực hành kỹ năng nghề và có thể trở thành nơi cung ứng việc làm cho chính học viên đó. Đối với học viên, cần chủ động, tích cực tham gia học tập, phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu và chiếm lĩnh được kiến thức pháp luật để có thể vận dụng trong thực tế. Đặc biệt, việc nâng cao hiệu quả đào tạo còn phải kể đến đội ngũ nhà giáo - “máy cái” của cơ sở đào tạo, đây là đội ngũ có yếu tố quyết định đến kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học. Mỗi nhà giáo cần trau dồi kiến thức, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt huyết, sáng tạo để dẫn dắt, truyền đạt kiến thức pháp luật cho người học. Thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng, cập nhật văn bản pháp luật hiện hành, đổi mới, nâng cao và cải tiến phương pháp giảng dạy, đồng thời kết hợp với đi thực tế cơ sở góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo.
Theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương thì “sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng”. Do đó, đối với các trường trung cấp luật, trường cao đẳng đào tạo hệ trung cấp cần nghiên cứu, thúc đẩy xây dựng chương trình đào tạo hệ cao đẳng sao cho phù hợp với tình hình mới.
Thứ tư, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng phân nhánh vị trí việc làm
Các vị trí việc làm trong ngành luật rất phong phú và đa dạng không chỉ trong khối nhà nước như thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên mà còn cả những việc làm ngoài khối nhà nước như thừa phát lại, luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, chuyên viên pháp lý/pháp chế trong các doanh nghiệp... Dù làm ở vị trí công việc nào cũng đều cần có sự hiểu biết về tất cả các ngành luật và rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Tuy nhiên, để phục vụ từng công việc cụ thể thì mỗi vị trí việc làm đòi hỏi cần phải có sự hiểu biết chuyên sâu về một ngành luật nhất định. Ví dụ: Vị trí việc làm là chấp hành viên thi hành án dân sự thì nội dung chương trình đào tạo cần chuyên sâu trong lĩnh vực dân sự; việc làm là chuyên viên pháp chế tại các doanh nghiệp thì chương trình đào tạo cần chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế, doanh nghiệp… Do đó, việc phân nhánh chương trình đào tạo theo vị trí việc làm sẽ giúp cơ sở đào tạo phân luồng người học nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
Tóm lại, như một nhu cầu tất yếu của đời sống, xã hội càng văn minh, càng phát triển thì pháp luật càng phải được tôn trọng. Mỗi cá nhân, mỗi cơ quan, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp trên cả nước nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng cũng cần phải nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật, từ đó phải tự trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết.
[1]. Báo cáo thống kê tại Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Điện Biên từ năm 2015 đến tháng 6/2019.
[2]. Báo cáo thống kê tại Trường Trung cấp Luật Tây Bắc, Trường Cao đẳng Sơn La từ năm 2015 đến tháng 6/2019.
[3]. Thống kê dân số các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La.
1. Thực trạng đào tạo nghề luật trình độ trung cấp ở Tây Bắc
Tây Bắc là khu vực có lượng người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, trình độ dân trí nói chung và trình độ pháp luật nói riêng còn nhiều hạn chế. Hiện nay, ở vùng Tây Bắc có 03 cơ sở đào tạo nghề luật bao gồm: Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Điện Biên (tỉnh Điện Biên), Trường Cao Đẳng Kinh tế - kỹ thuật Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) và Trường Trung cấp Luật Tây Bắc (tỉnh Sơn La). Tuy nhiên, đối với đào tạo nghề luật trình độ trung cấp ở Tây Bắc thì chỉ có 02 cơ sở đào tạo là Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Điện Biên và Trường Trung cấp Luật Tây Bắc (trước năm 2017, Trường Cao đẳng Sơn La có mở mã ngành Pháp luật hệ trung cấp nhưng hiện nay không còn).
Theo số liệu thống kê từ năm 2015 đến tháng 6/2019, số học viên được đào tạo trình độ trung cấp ngành Pháp luật toàn khu vực Tây Bắc là 1.660 học viên, trong đó, tỉnh Điện Biên là 793 học viên[1], tỉnh Sơn La là 867 học viên[2]. Như vậy, số lượng tham gia học trung cấp pháp luật tại khu vực Tây Bắc là 1.660 người/3.080.500 người[3] (chiếm 0,053% tổng dân số Tây Bắc).
Với đối tượng đào tạo là học viên đã tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc tương đương, các cơ sở đào tạo nghề pháp luật có nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực pháp luật, tư pháp. Chương trình đào tạo đều có các môn luật cơ bản như: Luật hành chính, Luật Hiến pháp, Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật hình sự, Luật thương mại... Các môn học nghiệp vụ gồm: Nghiệp vụ đăng ký và quản lý hộ tịch; nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; nghiệp vụ chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã; nghiệp vụ thi hành án dân sự; nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn; kỹ năng soạn thảo một số văn bản hành chính... Ngoài ra, nhà trường còn có học phần cơ sở bổ trợ như: Tin học, chính trị, Anh ngữ, giáo dục quốc phòng...
Với nội dung đào tạo như trên, các giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, giải thích, tình huống, làm việc nhóm... nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động giảng dạy. Hướng tới mục tiêu sau khi tốt nghiệp có thể làm các công việc liên quan đến pháp luật, làm pháp chế tại các cơ quan từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là các cơ quan như: Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, thanh tra, cơ quan thi hành án; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp ngoài công lập…
Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ học viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm vẫn còn thấp, mà một phần là do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của học viên sau khi ra trường còn chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Dưới đây là một số nguyên nhân của thực tế này:
Một là, vị trí việc làm tại các cơ quan nhà nước cần biên chế trung cấp luật rất ít, việc tinh giảm biên chế ngày càng được thắt chặt, các cơ quan hạn chế việc tuyển dụng mới
Hiện nay, vị trí việc làm tại các cơ quan nhà nước gần như đã đủ biên chế, nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì vậy, vị trí việc làm, biên chế dành cho học viên trình độ trung cấp luật rất hạn chế. Ngoài ra, theo Báo cáo thống kê của Bộ Nội vụ từ năm 2015 đến ngày 30/6/2019, Bộ Nội vụ đã thẩm tra, tinh giản biên chế với số lượng 41.515 người. Năm 2020 giảm 6.081 biên chế so với năm 2019 (theo Quyết định số 1066/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2020, Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22/8/2019). Như vậy, việc tinh giản biên chế là nhằm thu gọn bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả và do lực lượng lao động vượt quá nhu cầu của thực thi công vụ và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội việc làm của học viên nghề luật hệ trung cấp tại Tây Bắc.
Hai là, tâm lý sính bằng cấp nên cơ hội việc làm cho học viên trung cấp luật tại khu vực Tây Bắc còn gặp nhiều khó khăn
Bằng cấp là tiêu chuẩn cứng và được quy định trong nhiều văn bản để làm tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chạy theo bằng cấp, sính bằng cấp. Tây Bắc cũng không phải là ngoại lệ, vì vậy, số lượng học viên tham gia đăng ký và học tập trình độ trung cấp ngày càng giảm, công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng ở trình độ trung cấp rất ít. Đặc biệt, theo dự thảo Thông tư hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (thay thế Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn) thì tiêu chuẩn tuyển dụng ở phường, thị trấn phải tốt nghiệp đại học trở lên, ở xã phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên.
Ba là, đào tạo nghề luật trình độ trung cấp chưa đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp ngoài công lập
Nếu như ngành may mặc, hàn, gò, sửa chữa xe, lắp ráp máy tính… có thể định lượng, tạo ra một sản phẩm nhất định, thì ngành luật lại khó tạo ra sản phẩm cụ thể, khó có thể định lượng được. Kết quả cuối cùng khi đào tạo ở ngành luật là khả năng tư vấn pháp lý, cung cấp dịch vụ pháp lý. Do đó, trong quá trình học tập đòi hỏi người học phải nắm được quy định chung của pháp luật để vận dụng nó, giải quyết các tình huống cụ thể trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, khả năng vận dụng của học viên còn gặp nhiều hạn chế vì những lý do cụ thể như: (i) Văn bản pháp luật đưa ra quy tắc xử sự chung, tương đối trừu tượng trong khi những tình huống phát sinh trong đời sống xã hội rất đa dạng và phức tạp đòi hỏi khả năng tư duy, ứng dụng linh hoạt; (ii) Khối lượng kiến thức các môn học luật cơ bản lớn, trong khi số tiết học ít (ví dụ như: Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật hành chính… có 15 tiết lý thuyết); (iii) Học viên còn học một cách thụ động, tinh thần tự học, tự nghiên cứu còn hạn chế. Chính vì điều này, học viên sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu công việc ở các đơn vị, doanh nghiệp ngoài công lập, nơi vốn luôn đòi hỏi về các sản phẩm mang tính định lượng cao.
Bốn là, đặc điểm chung của chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục ở Tây Bắc là một chương trình đào tạo chung, chưa phân nhánh theo vị trí việc làm
Trong suốt quá trình học, học viên được đào tạo chương trình chung, chưa biết sau khi tốt nghiệp bản thân sẽ làm gì, là công chức tư pháp - hộ tịch, thư ký giúp việc cho văn phòng luật sư hay trợ lý giúp việc cho các văn phòng công chứng…? Do đó, trong quá trình đào tạo việc học tập của học viên chưa có sự chuyên sâu về vị trí việc làm trong tương lai nên sau khi tốt nghiệp, nhiều người học còn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề luật trình độ trung cấp ở Tây Bắc
Để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề pháp luật trình độ trung cấp ở Tây Bắc, theo tác giả cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, người học cần chủ động định hướng công việc trong tương lai, chú trọng tới các công việc ở khối doanh nghiệp ngoài nhà nước
Hiện nay, việc tuyển dụng các vị trí việc làm tại các cơ quan nhà nước ngày càng ít, trong khi đó, nhu cầu tại các khối doanh nghiệp ngày càng cao. Khối doanh nghiệp hiện nay rất cần người lao động có chuyên ngành pháp luật cho các vị trí như: Chuyên viên pháp lý/pháp chế, trợ lý giúp việc cho công chứng viên tại các tổ chức hành nghề công chứng, trợ lý giúp việc cho luật sư làm việc tại các văn phòng luật sư, tư vấn viên pháp luật cho trung tâm tư vấn pháp luật, văn phòng thừa phát lại…
Thêm vào đó, mặc dù theo dự thảo Thông tư hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì tiêu chuẩn về trình độ ở cấp xã phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên, tuy nhiên, hiện nay, khi tuyển dụng công chức cấp xã thì điều kiện đăng ký dự tuyển của phần lớn cơ quan nhà nước lại yêu cầu tốt nghiệp đại học trở lên. Điều này khiến cho “cánh cửa” tuyển dụng vào cơ quan nhà nước kể cả ở cấp xã, phường đối với học viên luật hệ trung cấp gần như không còn. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu và học tập, học viên cần chủ động tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm trong các khối doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Thứ hai, cần thay đổi tâm lý sính bằng cấp
Trên thực tế, khi làm việc tại các doanh nghiệp, rất nhiều trường hợp bằng cấp không phải là yếu tố quyết định. Nhiều vị trí việc làm tại các doanh nghiệp, trợ lý giúp việc cho công chứng viên, luật sư, các văn phòng… chỉ đòi hỏi năng lực chuyên môn, khả năng giao tiếp, tính nhạy bén trong công việc là chính. Do đó, vấn đề bằng cấp tại các doanh nghiệp không quá quan trọng.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề luật trình độ trung cấp đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp ngoài công lập; thúc đẩy và hoàn thiện việc xây dựng chương trình đào tạo hệ cao đẳng phù hợp theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị ngoài công lập, trước hết phải nâng cao hiệu quả công tác đào tạo. Để làm được điều đó, việc khảo sát nhu cầu là cần thiết và quan trọng. Thông qua khảo sát, phiếu thăm dò, cơ sở đào tạo sẽ biết được các đơn vị đó cần gì, nhu cầu gì, đào tạo như thế nào. Từ đó, các cơ sở đào tạo xây dựng, điều chỉnh chương trình sao cho phù hợp theo hướng: Học phần chuyên môn là trọng tâm, điều chỉnh số tiết học cho phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong quá trình học tập, các cơ sở đào tạo chủ động liên hệ cho học viên đi thực tế, thực tập tốt nghiệp ở các đơn vị ngoài công lập để người học vận dụng, thực hành kỹ năng nghề và có thể trở thành nơi cung ứng việc làm cho chính học viên đó. Đối với học viên, cần chủ động, tích cực tham gia học tập, phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu và chiếm lĩnh được kiến thức pháp luật để có thể vận dụng trong thực tế. Đặc biệt, việc nâng cao hiệu quả đào tạo còn phải kể đến đội ngũ nhà giáo - “máy cái” của cơ sở đào tạo, đây là đội ngũ có yếu tố quyết định đến kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học. Mỗi nhà giáo cần trau dồi kiến thức, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt huyết, sáng tạo để dẫn dắt, truyền đạt kiến thức pháp luật cho người học. Thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng, cập nhật văn bản pháp luật hiện hành, đổi mới, nâng cao và cải tiến phương pháp giảng dạy, đồng thời kết hợp với đi thực tế cơ sở góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo.
Theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương thì “sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng”. Do đó, đối với các trường trung cấp luật, trường cao đẳng đào tạo hệ trung cấp cần nghiên cứu, thúc đẩy xây dựng chương trình đào tạo hệ cao đẳng sao cho phù hợp với tình hình mới.
Thứ tư, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng phân nhánh vị trí việc làm
Các vị trí việc làm trong ngành luật rất phong phú và đa dạng không chỉ trong khối nhà nước như thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên mà còn cả những việc làm ngoài khối nhà nước như thừa phát lại, luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, chuyên viên pháp lý/pháp chế trong các doanh nghiệp... Dù làm ở vị trí công việc nào cũng đều cần có sự hiểu biết về tất cả các ngành luật và rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Tuy nhiên, để phục vụ từng công việc cụ thể thì mỗi vị trí việc làm đòi hỏi cần phải có sự hiểu biết chuyên sâu về một ngành luật nhất định. Ví dụ: Vị trí việc làm là chấp hành viên thi hành án dân sự thì nội dung chương trình đào tạo cần chuyên sâu trong lĩnh vực dân sự; việc làm là chuyên viên pháp chế tại các doanh nghiệp thì chương trình đào tạo cần chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế, doanh nghiệp… Do đó, việc phân nhánh chương trình đào tạo theo vị trí việc làm sẽ giúp cơ sở đào tạo phân luồng người học nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
Tóm lại, như một nhu cầu tất yếu của đời sống, xã hội càng văn minh, càng phát triển thì pháp luật càng phải được tôn trọng. Mỗi cá nhân, mỗi cơ quan, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp trên cả nước nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng cũng cần phải nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật, từ đó phải tự trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết.
ThS. Đèo Thị Thiết
ThS. Chu Diệu Huyền
Khoa Đào tạo cơ bản, Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
ThS. Chu Diệu Huyền
Khoa Đào tạo cơ bản, Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
[1]. Báo cáo thống kê tại Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Điện Biên từ năm 2015 đến tháng 6/2019.
[2]. Báo cáo thống kê tại Trường Trung cấp Luật Tây Bắc, Trường Cao đẳng Sơn La từ năm 2015 đến tháng 6/2019.
[3]. Thống kê dân số các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La.