Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành trước khi có Hiến pháp năm 2013 và các bộ luật, luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của luật sư được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện như Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính … nên một số quy định của Luật Luật sư không còn tương thích, phù hợp với những quy định của pháp luật có liên quan. Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong điều khiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động hành nghề luật sư sẽ tác động đến tất cả các quan hệ trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Đặc biệt, với những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến tổ chức và hoạt động của luật sư, trước yêu cầu thực tiễn của tổ chức và hoạt động luật sư, việc sửa đổi toàn diện Luật Luật sư nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động luật sư theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, kỷ cương, kỷ luật, phù hợp với chỉ đạo của Đảng, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thông lệ quốc tế là rất cần thiết.
Về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Định hướng sửa đổi Luật Luật sư” của tác giả Đặng Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện pháp luật về luật sư tại Việt Nam”, xuất bản năm 2024. Bài viết này làm rõ một số định hướng cụ thể đối với việc sửa đổi Luật Luật sư trong giai đoạn hiện nay.
Kính mời độc giả nghiên cứu nội dung bài viết tại file đính kèm: