Trên cơ sở kế thừa quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2008), việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính tiếp tục được quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó, Luật ra đời đã mở rộng thêm lĩnh vực được sử dụng thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính và bổ sung các nguyên tắc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính nhằm bảo đảm hơn nữa quyền và lợi ích của người có thẩm quyền xử phạt cũng như đối tượng vi phạm. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ, việc ứng dụng các thành quả khoa học kỹ thuật nhằm mục đích nâng cao hiệu quả phòng, ngăn chặn, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật sẽ trở thành một đòi hỏi tất yếu. Đặc biệt là trước tình hình vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng đang diễn ra ngày càng nhiều, phức tạp và tinh vi hơn, nhiều hành vi vi phạm không thể phát hiện hay đánh giá chính xác tính chất, mức độ bằng mắt thường hay bằng kinh nghiệm thực tế của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Liệu các quy định của pháp luật hiện hành có trở nên “lạc hậu” trước những thực tế diễn ra như đã nói ở trên hay không? Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá những quy định liên quan đến việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong phát hiện vi phạm hành chính để đưa ra định hướng nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành là hết sức cần thiết.
Qua bài viết “Hoàn thiện quy định về phát hiện hành vi vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ” đăng tải trên Số chuyên đề 200 trang “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020, tác giả Phạm Hồng Nhung giới thiệu về những quy định của pháp luật hiện hành về sử dụng phương tiện thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính, nêu lên sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung và hướng hoàn thiện về vấn đề này.
Qua bài viết “Hoàn thiện quy định về phát hiện hành vi vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ” đăng tải trên Số chuyên đề 200 trang “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020, tác giả Phạm Hồng Nhung giới thiệu về những quy định của pháp luật hiện hành về sử dụng phương tiện thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính, nêu lên sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung và hướng hoàn thiện về vấn đề này.