Tham dự phiên thảo luật gồm đại diện Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; một số cơ quan của Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; đại diện một số bộ, ngành, Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo Luật; Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam; đại diện Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội liên hiệp Phụ nữ, tổ hòa giải cơ sở của một số địa phương, cơ quan đại diện ngoại giao của một số nước, các tổ chức quốc tế… và đại diện các cơ quan truyền thông. Ông Nguyễn Khánh Ngọc (Thứ trưởng Bộ Tư pháp), đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen (Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam) đồng chủ chì Phiên thảo luận.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, phân biệt đối xử và bạo lực giới làvấn đề toàn cầu, phổ biến và gây ra những hậu quả nặng nề đối với nạn nhân, cộng đồng và toàn xã hội. Việt Nam cũng như nhiều nước khác đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc chống phân biệt đối xử và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam luôn ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, trong đó có việc chống phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, Việt Nam cũng đã tích cực tham gia và triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực này, cụ thể như: Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW), Công ước về quyền trẻ em (CRC)...
Tuy nhiên, cùng với những thành tựu, kết quả đạt được, thì còn những khó khăn, thách thức trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật về chống phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái cũng như phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.Trên thực tế, còn nhiều phụ nữ và trẻ em phải chịu những tác động tiêu cực của tình trạng phân biệt đối xử, bạo lực, xâm hại…
Do vậy, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh, trong thời gian tới, việc xây dựng, hoàn thiện, thi hành pháp luật về quyền con người nói chung và pháp luật chống phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái, chống bạo lực trên cơ sở giới nói riêng tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ Việt Nam.
Đại diện Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) - Ông Nick Booth cho rằng, để thực hiện hiệu quả việc chống phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp bảo vệ đặc biệt dành cho nạn nhân, nhân chứng là người chưa thành niên; xây dựng quy trình chuẩn liên ngành trong ứng phó với bạo lực trẻ em với sự tham gia của các ngành nhưy tế, giáo dục bên cạnh các cơ quan tư pháp và thực thi pháp luật.
Bà Caitlin Wiesen -Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đưa ra thông điệp rằng, điều then chốt để phòng chống bạo lực dựa trên cơ sở giới là phá vỡ văn hoá im lặng đang cản trở nữ giới và trẻ em gái… Khi nạn nhân tố cáo vụ việc với các cơ quan chức năng, cần đảm bảo, họ nhận được sự bảo vệ cần thiết thông qua các biện pháp khắc phục hiệu quả.
Tại Phiên thảo luận, các đại biểu đã chia sẻ thông tin xung quanh một số nội dung như: Chính sách, pháp luật về xử lý các hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái và hành vi bạo lực trên cơ sở giới; vấn đề thực thi các cam kết quốc tế về chống phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái và hành vi bạo lực trên cơ sở giới; chuẩn mực, kinh nghiệm quốc tế trong phòng chống bạo lực giới và phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái; trợ giúp pháp lý đối với các nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình và trẻ em bị bạo hành; các biện pháp bảo vệ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới, bị phân biệt đối xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự…
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin khác
Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Bộ Tư pháp
Ngày 09/01/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2025 của Thanh tra Bộ Tư pháp. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội nghị.
Xây dựng đội ngũ doanh nhân có đạo đức, văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới
Ngày 09/01/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh...
Cần có cơ chế thu hút đầu tư đặc biệt và hỗ trợ cho người yếu thế, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi tiếp cận với nước sạch
Ngày 09/01/2025, đồng chí Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chí Nguyễn Tường Văn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đồng chủ trì phiên họp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đối với các hoạt động của Văn phòng Bộ và Vụ Tổ chức cán bộ
Ngày 08/01/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Văn phòng Bộ và Vụ Tổ chức cán bộ. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đồng chủ trì Hội nghị.
Phát huy vị trí, vai trò của Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp trong việc tiếp nhận các hỗ trợ về pháp lý cho doanh nghiệp
Ngày 07/01/2025, Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 -...