Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Minh Khuê nhấn mạnh,cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng với sự hợp nhất của các công nghệ, góp phần làm mờ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học;làm thay đổi lực lượng lao động sang hướng tự động hóa và thay đổi toàn diện mối quan hệ giữa chính quyền với công dân, trong đó có cả vấn đề pháp lý - điều chưa từng có ở các cuộc cách mạng trước. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp để vượt ra khỏi tư duy hiện tại. Một trong những vấn đề đặt ra mang tính cấp bách dưới góc độ pháp lý là phải nhận diện một cách chính xác những vấn đề pháp lý phát sinh từ thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đối với đời sống xã hội, từ đó kịp thời nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội này.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau đánh giá cơ hội/thuận lợi và thách thức đối, những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đưa ra những kiến nghị bước đầu về hoàn thiện thể chế. Đồng thời, các đại biểu đều thống nhất rằng, để hoàn thiện chính sách, pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cần đánh giá tác động của cách mạng công nghiệpnày đối với: Mối quan hệ giữa công dân với cơ quan lập phápvà cơ quan hành pháp; mối quan hệ giữa cơ quan tư pháp với việc bảo vệ công lý cho người dân; vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Hiện nay, để ứng xử với những vấn đề phát sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mỗi quốc gia trên thế giới có xu hướng lựa chọn cách tiếp cận pháp luật khác nhau như: Quản lý bằng các nguyên tắc chung; quản lý bằng các quy định cụ thể; giữ sự trung lập (wait and see). Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của các nước để có cách tiếp cận hợp lý và phù hợp với bối cảnh thực tiễn của đất nước.Tuy nhiên, các đại biểu tham dự Hội thảo cũng đưa ra khuyến nghị rằng, Việt Nam nên quản lý bằng các quy định cụ thể.
Ngoài ra, Hội thảo còn trao đổi những vấn đề cụ thể như: Nhận diện một số khía cạnh pháp lý về mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân; ứng dụng internet kết nối vạn vật ở Việt Nam và những vấn đề pháp lý đặt ra; yêu cầu và triển vọng ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc tăng cường tính minh bạch và năng lực giám sát của cơ quan dân cử cũng như khả năng tương tác với người dân; yêu cầu và triển vọng ứng dụng các công nghệ 4.0 trong thúc đẩy hiệu lực và hiệu quả của hoạt động tư pháp...