Phát biển dẫn đề Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Cương nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện phân cấp, phân quyền, ủy quyền nói chung và thực hiện phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong các lĩnh vực thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, Ngành Tư pháp nói riêng. Theo đó, Hội thảo này sẽ trao đổi, thảo luận một số vấn đề cụ thể về phân cấp, phân quyền trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Ngành Tư pháp, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế phân cấp, phân quyền trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Ngành Tư pháp từ nay đến năm 2030.
Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu tham dự đã nghe tham luận và trao đổi về một số nội dung như: Lý luận về phân quyền, phân cấp, ủy quyền và cơ chế thực hiện phân quyền, phân cấp, ủy quyền trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Ngành Tư pháp; đánh giá tổng quan về hệ thống pháp luật về phân quyền, phân cấp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Ngành Tư pháp; phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước của Bộ, Ngành Tư pháp đối với một số lĩnh vực như bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự.
Theo đó, các đại biểu nhận định rằng, phân cấp, phân quyền và ủy quyền là đòi hỏi khách quan, đồng thời cũng là nhiệm vụ bắt buộc trong xu thế hội nhập, mở cửa và cải cách hành chính theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, vấn đề phân cấp, phân quyền, ủy quyền luôn được Bộ, Ngành Tư pháp quan tâm, chú trọng và đã có nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong hầu hết các lĩnh vực trọng tâm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Ngành. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hoạt động phân cấp, phân quyền, ủy quyền của Bộ, Ngành Tư pháp vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Do vậy, các đại biểu cho rằng, trong thời gian tới, để hoạt động phân cấp, phân quyền, ủy quyền của Bộ, Ngành Tư pháp phát huy hiệu quả hơn nữa, cần thực hiện những giải pháp tổng thể, đồng bộ thông qua các chiến lược và kế hoạch thực hiện trong toàn Ngành.
Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu tham dự đã nghe tham luận và trao đổi về một số nội dung như: Lý luận về phân quyền, phân cấp, ủy quyền và cơ chế thực hiện phân quyền, phân cấp, ủy quyền trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Ngành Tư pháp; đánh giá tổng quan về hệ thống pháp luật về phân quyền, phân cấp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Ngành Tư pháp; phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước của Bộ, Ngành Tư pháp đối với một số lĩnh vực như bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự.
Theo đó, các đại biểu nhận định rằng, phân cấp, phân quyền và ủy quyền là đòi hỏi khách quan, đồng thời cũng là nhiệm vụ bắt buộc trong xu thế hội nhập, mở cửa và cải cách hành chính theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, vấn đề phân cấp, phân quyền, ủy quyền luôn được Bộ, Ngành Tư pháp quan tâm, chú trọng và đã có nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong hầu hết các lĩnh vực trọng tâm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Ngành. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hoạt động phân cấp, phân quyền, ủy quyền của Bộ, Ngành Tư pháp vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Do vậy, các đại biểu cho rằng, trong thời gian tới, để hoạt động phân cấp, phân quyền, ủy quyền của Bộ, Ngành Tư pháp phát huy hiệu quả hơn nữa, cần thực hiện những giải pháp tổng thể, đồng bộ thông qua các chiến lược và kế hoạch thực hiện trong toàn Ngành.
Bùi Huyền