Hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện nhằm bảo đảm hiệu lực thi hành của bản án, quyết định về mặt thực tế, thông qua đó bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của các bên khi tham gia quan hệ pháp luật. Trong Luật Thi hành án dân sự, đối với biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, Luật còn quy định kê biên cả tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba nắm giữ, qua đó thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức thi hành án, nhiều cơ quan thi hành án dân sự đang lúng túng khi áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp này vì việc áp dụng phát sinh một số khó khăn, vướng mắc cần được quy định cụ thể, thống nhất để bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, đơn vị khi tham gia vào hoạt động thi hành án dân sự; đồng thời, cũng là cơ chế bảo vệ chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự khi thực hiện nhiệm vụ.
Về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết “Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ” trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay” xuất bản năm 2020. Qua bài viết, bạn đọc sẽ tìm hiểu cụ thể và đầy đủ hơn về lĩnh vực này qua các phần chính của bài: (i) Quy định của pháp luật; (ii) Thực tiễn áp dụng và khó khăn, vướng mắc; (iii) Kiến nghị, để xuất. Đặc biệt, trong phần thực tiễn áp dụng và khó khăn, vướng mắc, tác giả đã nêu và phân tích thông qua nhiều ví dụ cụ thể về các bản án cần thực hiện biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản đang do người thứ ba nắm giữ, giúp người đọc dễ tiếp cận, hình dung về những vấn đề phát sinh trong thực tiễn thi hành.
Về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết “Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ” trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay” xuất bản năm 2020. Qua bài viết, bạn đọc sẽ tìm hiểu cụ thể và đầy đủ hơn về lĩnh vực này qua các phần chính của bài: (i) Quy định của pháp luật; (ii) Thực tiễn áp dụng và khó khăn, vướng mắc; (iii) Kiến nghị, để xuất. Đặc biệt, trong phần thực tiễn áp dụng và khó khăn, vướng mắc, tác giả đã nêu và phân tích thông qua nhiều ví dụ cụ thể về các bản án cần thực hiện biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản đang do người thứ ba nắm giữ, giúp người đọc dễ tiếp cận, hình dung về những vấn đề phát sinh trong thực tiễn thi hành.