Hòa giải ở cơ sở là một truyền thống quý báu, lâu đời của dân tộc ta, xuất phát từ tinh thần đoàn kết, lối sống cộng đồng làng xã đã ăn sâu trong tiềm thức của dân tộc Việt Nam. Từ xưa, trong các làng xã cổ truyền, con người sống gắn bó, bền chặt với nhau trên cơ sở huyết thống, tình làng, nghĩa xóm với quan niệm “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Khi có mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng xảy ra giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, hàng xóm, láng giềng thì người Việt Nam có thói quen xử sự theo đạo đức, phong tục, tập quán hơn là theo pháp luật; việc kiện tụng, đưa ra “cửa quan” là bất đắc dĩ và quan niệm rằng “vô phúc đáo tụng đình”. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội và sự hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực, đất nước đã có những biến chuyển sâu sắc, mạnh mẽ, nền kinh tế phát triển vượt bậc nhưng truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững, lối sống và cách ứng xử của người Việt Nam vẫn được duy trì và hòa giải ở cơ sở vẫn là một nét văn hóa, một lựa chọn tối ưu trong giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, Quốc hội đã ban hành Luật Hòa giải ở cơ sở thay thế Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998.
Theo báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở cho thấy, Luật đã đi vào cuộc sống như một tất yếu, được nhân dân đón nhận, ủng hộ, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, thể hiện trên các mặt như: Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; kết quả củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở; kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở trên cả nước từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2018; tình hình, kết quả bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở. Những kết quả này được tác giả Nguyễn Thị Quế nêu lên cụ thể trong bài viết “Kết quả 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” đăng trên ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” xuất bản năm 2019.
Ngoài ra, trong bài viết, tác giả còn phân tích nguyên nhân của những hạn chế, bất cập; rút ra bài học kinh nghiệm; đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện thể chế và giải pháp nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Theo báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở cho thấy, Luật đã đi vào cuộc sống như một tất yếu, được nhân dân đón nhận, ủng hộ, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, thể hiện trên các mặt như: Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; kết quả củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở; kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở trên cả nước từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2018; tình hình, kết quả bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở. Những kết quả này được tác giả Nguyễn Thị Quế nêu lên cụ thể trong bài viết “Kết quả 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” đăng trên ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” xuất bản năm 2019.
Ngoài ra, trong bài viết, tác giả còn phân tích nguyên nhân của những hạn chế, bất cập; rút ra bài học kinh nghiệm; đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện thể chế và giải pháp nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!