Sách và vai trò của văn hóa đọc
Sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Sách ẩn chứa trong đó một kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại, mang lại kiến thức và khai sáng cho trí tuệ con người. Sách là chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa đựng vô vàn điều kì diệu. Nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của sách, Maksim Gorky[1] cho rằng: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Câu nói trên có ý nghĩa như một chân lý khẳng định vai trò quan trọng của sách, đồng thời, là lời khuyên cho mọi người nên tạo cho mình một thói quen đọc sách. Nhờ có sách làm cầu nối giao lưu mà các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau. Sách là nơi cung cấp những kiến thức, những kinh nghiệm, những thông tin cần thiết (khoa học, kĩ thuật, chính trị, văn hóa, lịch sử, pháp luật...) giúp ta hiểu được những giai đoạn lịch sử thăng trầm của một dân tộc, của một đất nước. Sách đúc kết kinh nghiệm sản xuất và ghi lại những thành tựu trên mọi lĩnh vực… Sách cho ta những kiến thức, bồi dưỡng cho chúng ta về tư tưởng, tình cảm. Những quyển sách như hạt giống tâm hồn đem lại cho ta nhiều cung bậc cảm xúc…
Sách giúp con người tự học, tự bồi dưỡng, nuôi dưỡng ước mơ, là chìa khóa mở cánh cổng của tri thức đưa con người đến thành công. Không chỉ vậy nó còn đem lại cho cuộc sống những điều thú vị. Từ đây có thể thấy, sách là hành trang của chúng ta trong cuộc sống, có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Thời đại mới cần có những con người mới; những con người có văn hoá cao, có kiến thức khoa học tiên tiến. Sống trong văn minh, sống trong khoa học - kỹ thuật hiện đại, có thể làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình.
Chính vì những lợi ích tốt đẹp do thói quen đọc sách mang lại, khuyến khích người dân đọc sách là mong muốn của bất kỳ một quốc gia nào, thậm chí ngay ở quy mô từng gia đình, chúng ta cũng luôn mong muốn con cái mình say mê đọc sách. Rèn luyện thói quen đọc sách cho mỗi người, ngay từ khi còn nhỏ, là vô cùng quan trọng đối bởi sách không chỉ cung cấp kiến thức mà còn góp phần hình thành nên tính cách của mỗi đứa trẻ, và xa hơn cả là tương lai của chính đứa trẻ đó. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama[2] đã từng nói: “Vào khoảnh khắc mà chúng ta quyết thuyết phục đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn”.
Nhà văn Mark Twain[3] đã từng nói: “Một người không đọc sách chẳng hơn gì một kẻ không biết đọc”. Rõ ràng, đọc sách để tiếp thu tri thức mới và làm giàu cho tri thức của mình là một việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ thông tin (đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0), việc đọc sách cũng có nhiều đổi thay sâu sắc. Văn hóa đọc không chỉ dừng lại ở việt đọc và thưởng thức các tác phẩm được in trên giấy mà còn được mở rộng ra việc đọc các tác phẩm online (đọc trực tuyến).
Việt Nam là một dân tộc yêu sách, yêu tri thức và luôn cầu tiến trên con đường tri thức. Thế nhưng ngày nay, văn hóa đọc của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ đã có phần giảm sút. Ngày càng có ít bạn trẻ thích đọc sách và càng có ít người viết sách. Họ thích giải trí trên các phương tiện nghe, nhìn hơn là cầm sách lên đọc. Các phương tiện truyền thông đại chúng và các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình, facebook, youtube… tưởng chừng như đã lấn át, không còn chỗ cho việc đọc sách, người đọc không còn hứng thú với những trang sách in. Việc chuyển từ đọc sách in sang đọc online (trực tuyến) là một xu thế tất yếu. Sách điện tử sẽ là hình thức của sách trong tương lai. Từ sự thay đổi về phương tiện, con người cũng thay đổi về sở thích và thói quen đọc sách. Họ thích sự giản đơn, nhanh chóng và tiện lợi.
Luật Thư viện năm 2020 ra đời và đi vào đời sống đã góp phần lan tỏa tình yêu sách và nâng cao giá trị của văn hóa đọc
Ngày 01/7/2020, Luật Thư viện chính thức có hiệu lực. Đây là niềm vui chung của những người yêu sách, giúp khẳng định quyền tiếp cận thông tin, tri thức và hưởng thụ các giá trị văn hóa của người dân, đồng thời, khẳng định rõ vai trò của thư viện, cũng như của văn hóa đọc trong sự nghiệp phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục của đất nước, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam. Như vậy, sự ra đời của Luật Thư viện một lần nữa khẳng định và tôn vinh những giá trị của thư viện nói riêng, văn hóa đọc nói chung.
Luật Thư viện năm 2020 gồm 06 chương, 52 điều, đã cụ thể hóa các chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, đó là: Quyền tiếp cận thông tin, quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. So với Pháp lệnh Thư viện năm 2000, Luật Thư viện năm 2020 có nhiều điểm mới, cần thiết cho sự phát triển thư viện, tạo điều kiện để người dân trở thành chủ thể chính trong hoạt động thư viện. Đó là bổ sung loại hình thư viện ngoài công lập, lấy ngày 21/4 hằng năm là “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam”, mở rộng đối tượng được thành lập thư viện, xây dựng và cung cấp dịch vụ thư viện số, đẩy mạnh liên thông giữa các thư viện, định kỳ hằng năm đánh giá hoạt động thư viện.
Trong Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18/8/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thư viện năm 2020 nêu rõ tiêu chí xác định thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư, như: Thư viện quốc gia Việt Nam, thư viện tỉnh, thành phố, thư viện các trường đại học. Các nội dung khác cũng quy định và hướng dẫn chi tiết như: Quy định tài liệu quý hiếm, có giá trị đặc biệt về lịch sử; phòng đọc cơ sở, không gian đọc; điều kiện thành lập thư viện đại học, thư viện cấp tỉnh, huyện, xã…
Nhân tố đột phá trong Luật Thư viện năm 2020 là xã hội hóa và hiện đại hóa hoạt động thư viện. Xã hội hóa các hoạt động thư viện được xem là biện pháp tích cực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà công tác thư viện, nhất là thư viện cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đang gặp khó khăn về kinh phí, chế độ chính sách đầu tư nhằm phát triển văn hóa đọc.
Luật Thư viện năm 2020 đã quy định các nguyên tắc hoạt động thư viện, gồm: Lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm; tạo lập môi trường thân thiện, bình đẳng; bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của tổ chức, cá nhân; tài nguyên thông tin được thu thập, xử lý, lưu giữ, bảo quản và phổ biến tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và chuẩn nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực thư viện; thường xuyên đổi mới sáng tạo về quy trình, sản phẩm thông tin, dịch vụ thư viện trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; thực hiện liên thông thư viện; tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Vì thế, nếu các thư viện thực hiện nghiêm túc, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động sẽ từng bước được nâng lên. Từ quy định này có thể nhận thấy, người sử dụng thư viện không chỉ là đối tượng phục vụ đơn thuần mà đã trở thành trung tâm của hoạt động thư viện.
Đặc biệt với những người khiếm thị, Luật Thư viện năm 2020 đã có quy định rõ: Người khiếm thị, người khiếm thính có quyền sử dụng tài nguyên thông tin và được tạo điều kiện sử dụng tài liệu in chữ nổi Braille, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu ngôn ngữ ký hiệu hoặc tài liệu đặc biệt khác. Các quy định của Luật Thư viện năm 2020 đã đảm bảo cho mọi người, đặc biệt là những người khuyết tật được phục vụ và đáp ứng các nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí.
Luật Thư viện năm 2020 đã mở rộng hơn các loại hình thư viện để mọi người dân đều có thể tiếp cận được với sách, cụ thể: Điều 4 của Luật đã quy định 08 loại hình thư viện như sau: (i) Thư viện Quốc gia Việt Nam; (ii) Thư viện công cộng; (iii) Thư viện chuyên ngành; (iv) Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân; (v) Thư viện cơ sở giáo dục đại học; (vi) Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; (vii) Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng; (viii) Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.
Để Luật Thư viện năm 2020 tiếp tục được áp dụng một cách hiệu quả, thực chất trong đời sống đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến thư viện trên lãnh thổ Việt Nam phải có sự hiểu biết và thực hiện nghiêm túc những quy định của Luật. Từ các cấp lãnh đạo, người quản lý thư viện, nhân viên thư viện, tổ chức, cá nhân hỗ trợ thư viện, các cộng tác viên đến người sử dụng thư viện. Để có được điều đó, công tác phổ biến và triển khai thực hiện Luật Thư viện năm 2020 và các văn bản hướng dẫn như nghị định, thông tư… cần phải tiếp tục được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả.
Như vậy, Luật Thư viện năm 2020 ra đời đã là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của một đất nước văn hóa, một đất nước hiện đại. Đây là điều kiện tốt để các bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, phát triển văn hóa đọc tại các công sở, trường học, liên thông giữa các thư viện (công và tư), góp phần lan tỏa phong trào đọc sách tời từng gia đình, từng thôn xóm, bản làng…
Trong bối cảnh xã hội hôm nay, khi mà các phương tiện truyền thông mới đang làm thay đổi cách chúng ta tiếp cận tri thức và đọc sách, dường như chúng ta quan tâm đến những mẩu tin ngắn, được quảng cáo hấp dẫn, bị động với thông tin và bị thông tin dẫn dắt nhiều hơn, thông tin nhanh đến rồi cũng nhanh đi hơn, vì thế, có thể chúng ta có nhiều thông tin hơn nhưng các thông tin cũng ít sâu sắc hơn. Rèn luyện thói quen đọc sách chủ động là một giải pháp vô vùng cần thiết để xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Thay vì lướt nhanh qua những dòng tin tức rất nhiều nhưng hời hợt trên các trang mạng xã hội, mỗi người chúng ta cần lắng mình lại, dành thời gian nhiều hơn cho những trang sách, nơi chúng ta được tưởng tượng, tìm kiếm những kiến thức thực sự sâu sắc, cũng như giúp chúng ta thanh lọc những tác động đa dạng, phức tạp ngoài xã hội, như Victor Hugo[4] đã từng nói: “Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời”. Thói quen đọc sách giúp chúng ta trưởng thành hơn và mỗi cuốn sách hay chính là một chiếc chìa khóa đưa chúng ta đến thành công và thậm chí có thể thay đổi chính cả cuộc đời mình! Tôn vinh văn hóa đọc, tôn vinh thói quen đọc sách là cách chúng ta xây dựng một xã hội tri thức, hướng tới xây dựng con người phát triển toàn diện và một nền văn hóa dân tộc đậm chất nhân văn, rất cần cho sự phát triển bền vững đất nước[5].
Sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Sách ẩn chứa trong đó một kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại, mang lại kiến thức và khai sáng cho trí tuệ con người. Sách là chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa đựng vô vàn điều kì diệu. Nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của sách, Maksim Gorky[1] cho rằng: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Câu nói trên có ý nghĩa như một chân lý khẳng định vai trò quan trọng của sách, đồng thời, là lời khuyên cho mọi người nên tạo cho mình một thói quen đọc sách. Nhờ có sách làm cầu nối giao lưu mà các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau. Sách là nơi cung cấp những kiến thức, những kinh nghiệm, những thông tin cần thiết (khoa học, kĩ thuật, chính trị, văn hóa, lịch sử, pháp luật...) giúp ta hiểu được những giai đoạn lịch sử thăng trầm của một dân tộc, của một đất nước. Sách đúc kết kinh nghiệm sản xuất và ghi lại những thành tựu trên mọi lĩnh vực… Sách cho ta những kiến thức, bồi dưỡng cho chúng ta về tư tưởng, tình cảm. Những quyển sách như hạt giống tâm hồn đem lại cho ta nhiều cung bậc cảm xúc…
Sách giúp con người tự học, tự bồi dưỡng, nuôi dưỡng ước mơ, là chìa khóa mở cánh cổng của tri thức đưa con người đến thành công. Không chỉ vậy nó còn đem lại cho cuộc sống những điều thú vị. Từ đây có thể thấy, sách là hành trang của chúng ta trong cuộc sống, có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Thời đại mới cần có những con người mới; những con người có văn hoá cao, có kiến thức khoa học tiên tiến. Sống trong văn minh, sống trong khoa học - kỹ thuật hiện đại, có thể làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình.
Chính vì những lợi ích tốt đẹp do thói quen đọc sách mang lại, khuyến khích người dân đọc sách là mong muốn của bất kỳ một quốc gia nào, thậm chí ngay ở quy mô từng gia đình, chúng ta cũng luôn mong muốn con cái mình say mê đọc sách. Rèn luyện thói quen đọc sách cho mỗi người, ngay từ khi còn nhỏ, là vô cùng quan trọng đối bởi sách không chỉ cung cấp kiến thức mà còn góp phần hình thành nên tính cách của mỗi đứa trẻ, và xa hơn cả là tương lai của chính đứa trẻ đó. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama[2] đã từng nói: “Vào khoảnh khắc mà chúng ta quyết thuyết phục đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn”.
Nhà văn Mark Twain[3] đã từng nói: “Một người không đọc sách chẳng hơn gì một kẻ không biết đọc”. Rõ ràng, đọc sách để tiếp thu tri thức mới và làm giàu cho tri thức của mình là một việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ thông tin (đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0), việc đọc sách cũng có nhiều đổi thay sâu sắc. Văn hóa đọc không chỉ dừng lại ở việt đọc và thưởng thức các tác phẩm được in trên giấy mà còn được mở rộng ra việc đọc các tác phẩm online (đọc trực tuyến).
Việt Nam là một dân tộc yêu sách, yêu tri thức và luôn cầu tiến trên con đường tri thức. Thế nhưng ngày nay, văn hóa đọc của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ đã có phần giảm sút. Ngày càng có ít bạn trẻ thích đọc sách và càng có ít người viết sách. Họ thích giải trí trên các phương tiện nghe, nhìn hơn là cầm sách lên đọc. Các phương tiện truyền thông đại chúng và các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình, facebook, youtube… tưởng chừng như đã lấn át, không còn chỗ cho việc đọc sách, người đọc không còn hứng thú với những trang sách in. Việc chuyển từ đọc sách in sang đọc online (trực tuyến) là một xu thế tất yếu. Sách điện tử sẽ là hình thức của sách trong tương lai. Từ sự thay đổi về phương tiện, con người cũng thay đổi về sở thích và thói quen đọc sách. Họ thích sự giản đơn, nhanh chóng và tiện lợi.
Luật Thư viện năm 2020 ra đời và đi vào đời sống đã góp phần lan tỏa tình yêu sách và nâng cao giá trị của văn hóa đọc
Ngày 01/7/2020, Luật Thư viện chính thức có hiệu lực. Đây là niềm vui chung của những người yêu sách, giúp khẳng định quyền tiếp cận thông tin, tri thức và hưởng thụ các giá trị văn hóa của người dân, đồng thời, khẳng định rõ vai trò của thư viện, cũng như của văn hóa đọc trong sự nghiệp phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục của đất nước, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam. Như vậy, sự ra đời của Luật Thư viện một lần nữa khẳng định và tôn vinh những giá trị của thư viện nói riêng, văn hóa đọc nói chung.
Luật Thư viện năm 2020 gồm 06 chương, 52 điều, đã cụ thể hóa các chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, đó là: Quyền tiếp cận thông tin, quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. So với Pháp lệnh Thư viện năm 2000, Luật Thư viện năm 2020 có nhiều điểm mới, cần thiết cho sự phát triển thư viện, tạo điều kiện để người dân trở thành chủ thể chính trong hoạt động thư viện. Đó là bổ sung loại hình thư viện ngoài công lập, lấy ngày 21/4 hằng năm là “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam”, mở rộng đối tượng được thành lập thư viện, xây dựng và cung cấp dịch vụ thư viện số, đẩy mạnh liên thông giữa các thư viện, định kỳ hằng năm đánh giá hoạt động thư viện.
Trong Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18/8/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thư viện năm 2020 nêu rõ tiêu chí xác định thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư, như: Thư viện quốc gia Việt Nam, thư viện tỉnh, thành phố, thư viện các trường đại học. Các nội dung khác cũng quy định và hướng dẫn chi tiết như: Quy định tài liệu quý hiếm, có giá trị đặc biệt về lịch sử; phòng đọc cơ sở, không gian đọc; điều kiện thành lập thư viện đại học, thư viện cấp tỉnh, huyện, xã…
Nhân tố đột phá trong Luật Thư viện năm 2020 là xã hội hóa và hiện đại hóa hoạt động thư viện. Xã hội hóa các hoạt động thư viện được xem là biện pháp tích cực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà công tác thư viện, nhất là thư viện cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đang gặp khó khăn về kinh phí, chế độ chính sách đầu tư nhằm phát triển văn hóa đọc.
Luật Thư viện năm 2020 đã quy định các nguyên tắc hoạt động thư viện, gồm: Lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm; tạo lập môi trường thân thiện, bình đẳng; bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của tổ chức, cá nhân; tài nguyên thông tin được thu thập, xử lý, lưu giữ, bảo quản và phổ biến tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và chuẩn nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực thư viện; thường xuyên đổi mới sáng tạo về quy trình, sản phẩm thông tin, dịch vụ thư viện trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; thực hiện liên thông thư viện; tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Vì thế, nếu các thư viện thực hiện nghiêm túc, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động sẽ từng bước được nâng lên. Từ quy định này có thể nhận thấy, người sử dụng thư viện không chỉ là đối tượng phục vụ đơn thuần mà đã trở thành trung tâm của hoạt động thư viện.
Đặc biệt với những người khiếm thị, Luật Thư viện năm 2020 đã có quy định rõ: Người khiếm thị, người khiếm thính có quyền sử dụng tài nguyên thông tin và được tạo điều kiện sử dụng tài liệu in chữ nổi Braille, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu ngôn ngữ ký hiệu hoặc tài liệu đặc biệt khác. Các quy định của Luật Thư viện năm 2020 đã đảm bảo cho mọi người, đặc biệt là những người khuyết tật được phục vụ và đáp ứng các nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí.
Luật Thư viện năm 2020 đã mở rộng hơn các loại hình thư viện để mọi người dân đều có thể tiếp cận được với sách, cụ thể: Điều 4 của Luật đã quy định 08 loại hình thư viện như sau: (i) Thư viện Quốc gia Việt Nam; (ii) Thư viện công cộng; (iii) Thư viện chuyên ngành; (iv) Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân; (v) Thư viện cơ sở giáo dục đại học; (vi) Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; (vii) Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng; (viii) Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.
Để Luật Thư viện năm 2020 tiếp tục được áp dụng một cách hiệu quả, thực chất trong đời sống đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến thư viện trên lãnh thổ Việt Nam phải có sự hiểu biết và thực hiện nghiêm túc những quy định của Luật. Từ các cấp lãnh đạo, người quản lý thư viện, nhân viên thư viện, tổ chức, cá nhân hỗ trợ thư viện, các cộng tác viên đến người sử dụng thư viện. Để có được điều đó, công tác phổ biến và triển khai thực hiện Luật Thư viện năm 2020 và các văn bản hướng dẫn như nghị định, thông tư… cần phải tiếp tục được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả.
Như vậy, Luật Thư viện năm 2020 ra đời đã là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của một đất nước văn hóa, một đất nước hiện đại. Đây là điều kiện tốt để các bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, phát triển văn hóa đọc tại các công sở, trường học, liên thông giữa các thư viện (công và tư), góp phần lan tỏa phong trào đọc sách tời từng gia đình, từng thôn xóm, bản làng…
Trong bối cảnh xã hội hôm nay, khi mà các phương tiện truyền thông mới đang làm thay đổi cách chúng ta tiếp cận tri thức và đọc sách, dường như chúng ta quan tâm đến những mẩu tin ngắn, được quảng cáo hấp dẫn, bị động với thông tin và bị thông tin dẫn dắt nhiều hơn, thông tin nhanh đến rồi cũng nhanh đi hơn, vì thế, có thể chúng ta có nhiều thông tin hơn nhưng các thông tin cũng ít sâu sắc hơn. Rèn luyện thói quen đọc sách chủ động là một giải pháp vô vùng cần thiết để xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Thay vì lướt nhanh qua những dòng tin tức rất nhiều nhưng hời hợt trên các trang mạng xã hội, mỗi người chúng ta cần lắng mình lại, dành thời gian nhiều hơn cho những trang sách, nơi chúng ta được tưởng tượng, tìm kiếm những kiến thức thực sự sâu sắc, cũng như giúp chúng ta thanh lọc những tác động đa dạng, phức tạp ngoài xã hội, như Victor Hugo[4] đã từng nói: “Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời”. Thói quen đọc sách giúp chúng ta trưởng thành hơn và mỗi cuốn sách hay chính là một chiếc chìa khóa đưa chúng ta đến thành công và thậm chí có thể thay đổi chính cả cuộc đời mình! Tôn vinh văn hóa đọc, tôn vinh thói quen đọc sách là cách chúng ta xây dựng một xã hội tri thức, hướng tới xây dựng con người phát triển toàn diện và một nền văn hóa dân tộc đậm chất nhân văn, rất cần cho sự phát triển bền vững đất nước[5].
Quỳnh Vũ
[1] Maksim Gorky là nhà văn nổi tiếng người Nga, ông sinh năm 1868 mất năm 1936.
[2] Barack Obama sinh năm 1961 là một chính trị gia và luật sư người Mỹ, Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ từ năm 2009 đến năm 2017.
[3] Mark Twain sinh năm 1835 mất năm 1910 là một nhà văn, tiểu thuyết gia và là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ.
[4] Victor Hugo sinh năm 1802 mất năm 1885 là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp.
[5] PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Luật Thư viện và tôn vinh văn hóa đọc, đăng trên trang web http://baovanhoa.vn/chinh-tri/van-hoa-thoi-luan/artmid/566/articleid/31349/luat-thu-vien-va-ton-vinh-van-hoa-doc.