Hiện nay, doanh nghiệp muốn chọn trọng tài làm cơ quan giải quyết tranh chấp nhưng còn “ngần ngại”, bởi một trong các nguyên nhân chính là do tình trạng Tòa án hủy phán quyết trọng tài ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, tuy rằng không phải tất cả các vụ phán quyết trọng tài bị Tòa án tuyên hủy đều là tùy tiện, bất hợp lý. Có một số phán quyết trọng tài bị hủy là hoàn toàn đúng, do những sai lầm trong tố tụng và ra phán quyết. Có thể nói, năng lực chuyên môn của trọng tài viên, thẩm phán có mối quan hệ mật thiết với vấn đề hủy phán quyết trọng tài. Nói cách khác, năng lực chuyên môn của trọng tài viên và thẩm phán là một trong những nguyên nhân của thực trạng hủy phán quyết trọng tài ngày càng gia tăng một cách bất ổn hiện nay của Việt Nam. Do đó, muốn giải quyết những vướng mắc còn tồn tại liên quan đến hủy phán quyết trọng tài, Việt Nam cần có những giải pháp thiết thực bắt đầu từ việc khắc phục nguyên nhân này.
Để tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật xin trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết “Mối quan hệ giữa năng lực của thẩm phán, trọng tài viên và thực trạng hủy phán quyết trọng tài” của tác giả Phan Thông Anh được đăng tải trong số tháng 2 (287) năm 2016. Trong bài viết, tác giả tập trung phân tích năng lực chuyên môn của thẩm phán và trọng tài viên, làm rõ mối quan hệ giữa năng lực chuyên môn của hai chủ thể này và vấn đề hủy phán quyết trọng tài, trên cơ sở đó lý giải phần nào nguyên nhân của thực trạng hủy phán quyết trọng tài ở Việt Nam hiện nay.
Minh Minh